Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị viêm phế quản

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Thời điểm giao mùa hoặc thời tiết trở nên lạnh đột ngột, trẻ em thường dễ mắc viêm phế quản với các biểu hiện như ho, sổ mũi hay khó thở. Tuy viêm phế quản không phải là bệnh lý quá nguy hiểm tuy nhiên nếu như không được theo dõi và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí là nguy cơ tử vong.

Chính vì vậy, phụ huynh nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh để có thể chủ động phòng ngừa cũng như xử lý đúng cách bảo vệ sức khỏe cho bé. Vậy bé bị viêm phế quản nên được chăm sóc thế nào, cần lưu ý những gì, cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Phế quản là ống dẫn khí nằm ở bên trong hệ hô hấp dưới, đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ nằm sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Chức năng chính của phế quản là dẫn khí vào phổi. Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, khi mắc bệnh, người bệnh thường có một số triệu chứng như ho và khạc đờm.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh viêm phế quản đang ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.

Tác nhân gây viêm phế quản ở trẻ thường gặp nhất là do virus, bên cạnh đó một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh của trẻ như:

– Có cha mẹ bị sen huyễn

– Cơ địa của trẻ bị dị ứng

– Môi trường

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản thường gây ra một số triệu chứng điển hình như ho, có đờm

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản thường gây ra một số triệu chứng điển hình như ho, có đờm

2. Triệu chứng viêm phế quản thường gặp ở trẻ em

Viêm phế quản nhìn chung có triệu chứng tương tự với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm:

– Ho, sốt

– Thở khò khè hoặc thở nhanh

– Chảy nước mũi, bị nghẹt mũi

– Sổ mũi, ngạt mũi, ho khan hoặc ho có đờm

– Vào ban đêm những triệu chứng kể trên thường có xu hướng nặng hơn, chính vì vậy phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Bé bị viêm phế quản khi nào cần đưa đi cấp cứu?

Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng sau, phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được cấp cứu ngay lập tức:

3.1. Trẻ khó thở, tím tái

Dịch tắc trong thanh quản có thể gây cảm giác khó chịu cho trẻ, khiến trẻ bị khó thở, tình trạng này nếu không được xử lý tốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Để đánh giá mức độ khó thở của trẻ, cần đặt trẻ nằm yên hoặc ngủ trong vòng 1 phút để đếm nhịp thở, nên đếm từ 2 đến 3 lần để có kết quả chính xác nhất.

Phụ huynh có thể tham khảo với kết quả tiêu chuẩn đánh giá ngưỡng thở nhanh mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra:

– Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên

– Trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên

– Trẻ từ 1 đến 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên

Trẻ có nhịp thở càng nhanh thì mức độ khó thở càng cao và càng gây nguy hiểm, ngoài ra, khi trẻ bị khó thở sẽ thường kèm những biểu hiện như: Tím tái, tay chân lạnh ngắt…

3.2. Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C

Trẻ sốt cao trên 39 độ C nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm, ngoài ra, trẻ sốt cao thường đi kèm với biểu hiện co giật và mất ý thức. Chính vì vậy, ở trong trường hợp này phụ huynh cần đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

3.3. Trẻ bỏ bú, ho, ngủ li bì

Các triệu chứng viêm phế quản gây cảm giác khó chịu khiến cho trẻ bỏ bú, cùng với đó, tình trạng cơn ho thường kéo dài không dứt, trẻ cũng xuất hiện các biểu hiện như mất ý thức, ngủ li bì khó dậy.

Khi bé bị viêm phế quản kéo dài mà không có sự cải thiện, phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời

Khi bé bị viêm phế quản kéo dài mà không có sự cải thiện, phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời

4. Cách chăm sóc khi bé bị viêm phế quản

Thông thường, viêm phế quản có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nếu được điều trị đúng cách. Trong suốt thời gian điều trị, phụ huynh cần lưu ý chăm sóc và theo dõi các triệu chứng của trẻ ngay từ khi bệnh ở giai đoạn khởi phát cho đến khi chữa khỏi hoàn toàn.

Phụ huynh cần chăm sóc trẻ ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên để chữa dứt điểm bệnh, bằng những phương pháp sau đây:

– Giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước ấm, tránh để viêm phế quản tiến triển sang viêm phổi.

– Chườm ấm toàn thân để hạ sốt cho trẻ, theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Trong trường hợp trẻ sốt hơn 38,5 độ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Lưu ý không tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Cho trẻ uống đủ nước về giúp hạ sốt cũng như làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Ngoài ra, việc uống nhiều nước cũng giúp trẻ dễ tống đờm ra ngoài, giảm cảm giác khó chịu cho trẻ.

– Dùng mật ong để giảm ho và làm dịu cổ họng. Phụ huynh có thể cho trẻ uống mật ong trực tiếp hoặc nếu trẻ thấy khó uống thì pha với nước ấm. Ở mật ong có chứa đặc tính kháng virus, kháng khuẩn giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Lưu ý phương pháp này chỉ sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi.

– Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mũi

Ngoài ra, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. một số lưu ý về dinh dưỡng bao gồm:

– Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá nhiều muối làm gia tăng các triệu chứng viêm

– Chế biến thức ăn dạng lỏng như cháo, súp

– Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh có chứa vitamin A,C,E… nhằm giúp trẻ tăng sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch

Lưu ý những phương pháp kể trên chỉ mang tính tham khảo. Tốt hơn hết, phụ huynh nên đưa con đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương án điều trị phù hợp.

5. Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ

Phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ bằng cách thực hiện một số biện pháp như:

– Giữ ấm cho trẻ, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, thay chăn nệm sạch sẽ

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi…

– Chủ động cách ly trẻ với người đang mắc bệnh đường hô hấp

Bé bị viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, tốt hơn hết khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa để trẻ được điều trị một cách toàn diện nhất.

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám bệnh uy tín, chất lượng được nhiều khách hàng tin tưởng

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám bệnh uy tín, chất lượng được nhiều khách hàng tin tưởng

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý sơ sinh của trẻ nhỏ uy tín nhất hiện nay. Được đánh giá là một trong những khoa uy tín thuộc Hệ thống y tế Thu Cúc TCI, khoa Nhi là nơi quy tụ nhiều bác sĩ đầu ngành với kiến thức và chuyên môn cao, đồng thời với tiêu chí “Thăm khám tận tình”, khoa Nhi Thu Cúc xứng đáng là lựa chọn được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng “gửi gắm” chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital