Đau bụng lâm râm kéo dài khi mang thai ở tháng đầu thường không nguy hiểm, tuy nhiên nếu đau bụng lâm râm kèm theo các dấu hiệu khác như chảy máu, đi ngoài bất thường,..các mẹ bầu cần cẩn trọng!
Menu xem nhanh:
1. Khi nào việc đau bụng lâm râm kéo dài khi mang thai là đáng lo lắng 3 tháng đầu thai kỳ
Đau bụng lâm râm khi mang thai có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai sớm, nó xảy ra khi em bé không phát triển bình thường. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là thi thoảng mẹ bầu bị chuột rút, đau nhức ở giữa vùng bụng dưới trong 12 tuần thai đầu tiên hoặc chảy máu.
Khi bắt gặp hiện tượng này, tốt nhất nên đưa thai phụ nhập viện càng sớm sàng tốt.Trường hợp máu ra nhiều cần đưa thai phụ đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
2. Đau bụng lâm râm kéo dài khi nào cảnh báo thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đình chỉ thai. Thậm chí nếu không sử lý kịp thời còn đe dọa tính mạng của người mẹ.
Triệu chứng của thai ngoài tử cung: cơn đau lan rộng khắp vùng bụng. Thai phụ có thể bị ra máu sẫm màu. Hiện tương này thường xảy ra giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 10 của thai kỳ. Khẩn trương là nguyên tắc trong tình huống này.
3. Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở 3 tháng giữa
Cơn đau bụng ở 3 tháng giữa cơ bản không phải điều đáng lo ngại. Chỉ khi nào mẹ bầi bị đau bụng kèm theo triệu chứng chảy máu mới cần lo lắng đến chuyện sảy thai.
Sảy thai muộn ít gặp, nhưng vẫn cần cảnh. Các dấu hiệu của sảy thai trong giai đoạn này là cơn đau cơ, chảy nhiều máu ở giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
4. Mang thai 3 tháng cuối nếu bị đau bụng lâm râm kéo dài có nguy hiểm không?
Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu xuất hiện cơn đua vùng bụng bất thường có thể là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên, đôi khi đau bụng không có nghĩa là bạn sắp sinh ngay sau đó bởi ngay cả khi nước ối vỡ đây vẫn có thể chỉ là dấu hiệu chuyển dạ giả.
Dấu hiệu cảnh báo sinh non là cơn đau bụng dưới, đau lưng, co cơ dạ dày và tiêu chảy. Mẹ bầu sẽ có cảm giác như nước ối đang vỡ ra và âm đạo bị co lại,
Trường hợp những cơn co thắt xuất hiện từ tuần thai thứ 37 trở đi, có thể mẹ bầu sắp chuyển dạ. Kèm theo triệu chứng đau lưng nhẹ bởi áp lực gia tăng lên hông và phần lưng.
Tâm lý thoải mái có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bà bầu, vì vậy trong thời gian mang thai chị em nên tránh lo lắng phiền não, giữ tâm trạng thoải mái, tập thể dục hợp lý và thữ giãn. Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và thai nhi.