Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để đẩy lùi triệu chứng?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Phạm Thái Sơn

Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khắc phục hội chứng ruột kích thích. Do đó, mỗi người bệnh đều nên nắm được hội chứng ruột kích thích nên ăn gì. Từ đó, người bệnh có thể xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

1. Lưu ý về chế độ ăn khi bị hội chứng ruột kích thích

1.1. Hội chứng ruột kích thích và các thông tin cơ bản

Đây là tình trạng rối loạn mạn tính về chức năng tiêu hóa, thường kéo dài và dễ tái phát. Nguyên nhân gây ruột kích thích thường rất đa dạng. Trong đó, những lý do điển hình nhất là: ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, rối loạn nhu động ruột, dùng nhiều kháng sinh đường ruột, lạm dụng rượu bia,…

Đau bụng và rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài là các triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Ngoài ra các dấu hiệu đi kèm còn bao gồm: chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, đau hai bên mạn sườn, đại tiện ra máu,…

Hội chứng ruột kích thích được đánh giá là rất khó để điều trị dứt điểm. Mục đích của điều trị là làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị hội chứng ruột kích thích

1.2. Nguyên tắc về chế độ ăn uống

Theo khuyến cáo của các chuyên gia Tiêu hóa, người mắc hội chứng ruột kích thích cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Làm được điều này, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện, đồng thời hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể, chế độ ăn uống của người bệnh còn cần phải tránh gây tổn thương lên đường ruột. Ăn uống hợp lý giúp bệnh chuyển biến tích cực, hỗ trợ tốt nhất các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Sau đây là các nguyên tắc đối với chế độ ăn cho người mắc hội chứng ruột kích thích:

– Đầy đủ dưỡng chất trong từng bữa ăn, đồng thời cần đảm bảo cân bằng giá trị dinh dưỡng.

– Ưu tiên sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa; tránh các loại thực phẩm khô cứng.

– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý trong mỗi bữa. Điều này có ý nghĩa giảm bớt áp lực cho các cơ quan tiêu hóa bao gồm đường ruột.

– Uống đủ nước, trung bình 2 lít/ngày để đảm bảo hoạt động tiêu hóa hiệu quả.

– Vào thời điểm kết thúc bữa ăn, tuyệt đối tránh vận động mạnh hoặc nằm nghỉ ngay.

– Chú ý bổ sung những thực phẩm có khả năng chống viêm, có tác dụng hỗ trợ tái tạo niêm mạc vào khẩu phần ăn. Điều này giúp thúc đẩy đường ruột nhanh chóng phục hồi.

2. Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Nhiều nhóm thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Các loại thực phẩm hữu ích này giúp làm giả nguy cơ xuất hiện triệu chứng khó chịu, đồng thời tránh áp lực lên dạ dày và đường ruột.

2.1. Bổ sung thêm rau xanh

Các loại rau xanh như rau cải, rau muống, rau ngót là nguồn bổ sung lượng chất xơ và vitamin rất lớn cho cơ thể. Nhóm thực phẩm này dễ hấp thu và thường không khiên hệ tiêu hóa gặp tình trạng khó chịu.

Bạn hãy lựa chọn các loại rau phù hợp với các biểu hiện ruột kích thích đang mắc phải. Chẳng hạn, người bị táo bón, khó tiêu nên bổ sung mồng tơi, rau khoai lang, rau cải, giá hẹ,…

Về chế biến các loại rau, nên ưu tiên luộc hoặc nấu canh. Các món xào nên được hạn chế để giảm tác động chất béo từ dầu mỡ lên đường ruột. Đồng thời cần tránh ăn rau sống để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên bổ sung rau xanh để cải thiện hoạt động đường ruột

2.2. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì – Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám được biết đến như là nguồn cung cấp năng lượng hoàn hảo cho cơ thể. Thực phẩm này còn chứa các thành phần khoáng chất giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, chất xơ từ ngũ cốc nguyên cám còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày – ruột khỏi các kích thích. Các loại ngũ cốc thuộc nhóm thực phẩm này gồm” gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mì, hạt kê,…

3.3. Thực phẩm ít chất béo

Ngay cả khi hoạt động của hệ tiêu hóa bị suy giảm, bạn vẫn phải cung cấp cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn cầm đảm bảo cân bằng dưỡng chất, do đó không thể thiết các thực phẩm ít chất béo.

Nhóm thực phẩm tương đối dễ tiêu, tốt cho hoạt động của ruột và dạ dày. Hãy khéo léo bổ sung một lượng vừa đủ chất béo trong chế độ ăn, khoảng 15g chất béo mỗi ngày.

Theo đó, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm như thịt nạc, cá nạc, tôm cua, trứng,… Tuy nhiên cần lưu ý lượng thức ăn vừa phải để hạn chế gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa.

3.4. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì – Thực phẩm giàu Omega-3

Bên cách tác dụng chống viêm omega-3 còn có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc ở đường ruột. Thêm vào đó, đây còn là nhóm thực phẩm chống oxy hóa, bảo vệ hệ tiêu hóa trước sự tấn công của các gốc tự do. Các thực phẩm có hàm lượng omega-3 cao gồm: cá hồi, quả hạnh, bơ, dầu oliu,…

Tìm hiểu hội chứng ruột kích thích nên ăn gì

Thực phẩm có hàm lượng Omega-3 cao rất tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích

3.5. Uống đủ nước

Bên cạnh các thực phẩm kể trên, việc bổ sung đủ nước cũng đặc biệt quan trọng với người mắc hội chứng ruột kích thích. Nước đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống, đặc biệt là chức năng của các cơ quan tiêu hóa. Nó giúp đào thải độc từ tế bào, hỗ trợ quá trình chuyển hóa cũng như vận chuyển oxy và dưỡng chất đến tế bào.

Vì lý do đó, nếu không uống đủ nước, người bị hội chứng ruột kích thích dễ gặp phải các rắc rối như táo bón, giảm hấp thu dinh dưỡng. Từ 1,5 lít đến 2 lít nước là lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Người bệnh có thể bổ sung nước lọc và các loại thức uống khác như nước canh, nước ép trái cây. Ngoài ra, ăn hoa quả mọng cũng là cách hữu ích bổ sung nước cho cơ thể.

Từ thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã nắm được hội chứng ruột kích thích nên ăn gì. Hãy bổ sung các thực phẩm trên vào thực đơn để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital