Hóa trị ung thư dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thu Hằng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Hóa trị là một trong những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư dạ dày. Vậy hóa trị ung thư dạ dày như thế nào? Tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị và cách khắc phục ra sao sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây.

Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, gây tử vong nhanh chóng cho cả nam và nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư dạ dày thường được áp dụng là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

1. Hóa trị ung thư dạ dày như thế nào?

Hóa trị là một trong những phương pháp thường được chỉ định thực hiện ở người bệnh ung thư dạ dày giai xâm lấn (III, IV). Lúc này kích thước khối u phát triển to ra, xâm lấn và bắt đầu di căn tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Hóa trị là phương pháp sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc hóa chất khác nhau và thường được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Thuốc có tác dụng toàn thân và thường được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị.

Hóa trị là một trong những phương pháp thường được chỉ định thực hiện ở người bệnh ung thư dạ dày giai xâm lấn

Hóa trị là một trong những phương pháp thường được chỉ định thực hiện ở người bệnh ung thư dạ dày giai xâm lấn

  • Hóa trị được sử dụng trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u, giúp việc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.
  • Hóa trị được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt hoàn toàn những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể, giảm triệu chứng, kiểm soát bệnh.
  • Hóa trị được kết hợp với xạ trị nhằm kiểm soát và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và xâm lấn xa hơn.

Thuốc hóa chất thường được truyền vào cơ thể theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài 7-10 ngày. Sau đó người bệnh được chỉ định ngừng thuốc để theo dõi hiệu quả sau điều trị. Trường hợp cơ thể đáp ứng tốt với thuốc hóa chất, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đợt truyền tiếp theo.

2. Tác dụng phụ sau hóa trị ung thư dạ dày

Hóa trị ung thư dạ dày sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư, nó cũng có thể phá hủy các tế bào bình thường trong cơ thể. Vì thế mà người bệnh khi được truyền hóa chất sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Rụng tóc
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và nôn
  • Ăn uống kém
  • Suy nhược cơ thể
Sau hóa trị ung thư dạ dày, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rụng tóc, thiếu máu, mệt mỏi

Sau hóa trị ung thư dạ dày, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rụng tóc, thiếu máu, mệt mỏi

  • Thiếu máu
  • Loét miệng
  • Tiêu chảy thường xuyên
  • Dễ nhiễm trùng

Các tác dụng phụ sau hóa trị ung thư dạ dày ở mỗi người bệnh khác nhau, tùy thuộc vào loại hóa chất và liều lượng, thời gian sử dụng, độ tuổi sức khỏe của từng người. Đa phần các tác dụng phụ sẽ biến mất dần sau khi ngừng điều trị.

3. Cách xử lý tác dụng phụ do hóa trị ung thư dạ dày gây ra

Các tác dụng phụ xuất hiện trong quá trình điều trị hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì thế, người nhà cần chú ý tới chế độ chăm sóc, sinh hoạt, ăn uống cho người bệnh để giảm dần các tác dụng phụ không mong muốn. Tùy vào từng tác dụng phụ xảy ra, người nhà và người bệnh có biện pháp khắc phục phù hợp.

  • Rụng tóc: người bệnh có thể sử  dụng các loại tóc giả phù hợp, hạn chế sử dụng các loại dầu gội đầu
Người nhà cần động viên, chăm sóc người bệnh yên tâm chữa trị

Người nhà cần động viên, chăm sóc người bệnh yên tâm chữa trị

  • Thiếu máu: người nhà cần bổ sung cho người bệnh những thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, gan, thịt gà…
  • Buồn nôn và nôn: người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh những thực phẩm có mùi nồng hoặc tạo cảm giác buồn nôn
  • Ăn uống kém: các loại thức ăn nên được chế biến đa dạng, bắt mắt nhằm kích thích vị giác, chú ý chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để người bệnh hấp thu dễ dàng hơn.
  • Mệt mỏi: người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, áp dụng các biện pháp giảm mệt mỏi như nghe nhạc hoặc hít thở không khí trong lành, ngồi thiền, chơi cờ…

Người nhà cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh và đưa người bệnh tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu thấy xuất hiện những tác dụng phụ nặng nề ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp… thì cần đưa người bệnh tới gặp bác sĩ để có biện pháp xử trị phù hợp.

Ung thư dạ dày nếu được điều trị đúng phương pháp, có chế độ chăm sóc tốt, tâm lý thoải mái sẽ giúp kiểm soát và cải thiện sức khỏe, kéo dài cơ hội sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital