Ho gà – những điều có thể bạn chưa biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Ho gà là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ lây nhiễm. Bài viết này của bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc mong muốn cung cấp đầy đủ những thông tin về bệnh lý này nên chưa phòng ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

1. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh ho gà không thể bỏ qua

Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho.

Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy.

  • Cuối cơn ho, bệnh nhân thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.
Triệu chứng ho gà ở trẻ

Triệu chứng ho gà ở trẻ

2. Bệnh ho gà rất dễ lây lan

Sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 5 – 21 ngày, bệnh ho gà sẽ trở nên rất dễ lây lan, khả năng lây lan của bệnh ho gà có thể ngang với bệnh sởi. Ho gà thường lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Khi bạn ho hoặc hắt hơi, những người khác có thể hít phải vi khuẩn trong nước bọt của bạn và bị bệnh.

3. Đừng chủ quan vì ho gà có thể gây tử vong

Bệnh ho gà là một bệnh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, gây ra tình trạng thiếu oxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như: viêm não, viêm phổi, thiếu oxy não, xuất huyết kết mạc  nếu không chữa trị kịp thời …. Năm 2012, bệnh ho gà đã khiến 20 người tử vong, đa số nạn nhân là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Theo thống kê của WHO, trên thế giới có khoảng 16 triệu người bị nhiễm ho gà trong đó 61.000 trường hợp bị tử vong tính đến năm 2013.

4. Ho gà điều trị bằng phương pháp nào?

– Bệnh nhi dưới 1 tuổi khi có biểu hiện mắc bệnh cần cho nhập viện để theo dõi cơn ho ngạt thở và ngừng thở ngạt, hút đờm dãi, thở oxy, bù nước và bù dinh dưỡng là rất cần thiết.

– Điều trị đặc hiệu bằng erythromycin với

liều 50 mg/kg/ngày (trong 14 ngày) theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Đối với trẻ nhỏ, mẹ phải cho ăn lỏng hoặc

bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ ho, nên bế trẻ ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên. Các bà mẹ biết cách sơ cứu như hô hấp nhân tạo miệng cho trẻ khi trẻ có biểu hiện ngưng thở, cơ tránh khói bếp, nhất là khói thuốc lá.

Khi có những dấu hiệu trẻ bị ho gà, cha mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả.

Khi có những dấu hiệu trẻ bị ho gà, cha mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả.

– Không để trẻ hít phải khói thuốc, khói bếp,…

– Trong thời gian điều trị, nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo, sữa, uống nhiều nước.

Ngay khi trẻ có những biểu hiện của ho gà, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn, đúng hơn về bệnh ho gà từ đó có cách bảo vệ sức khỏe cho mình và đặc biệt là cho trẻ nhỏ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital