Hình ảnh sỏi tiết niệu như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
80% bệnh nhân sỏi tiết niệu rơi vào đối tượng người đang ở lứa tuổi lao động. Sỏi tiết niệu là bệnh chiếm tới 45 – 50% các bệnh lý về đường tiết niệu ở Việt Nam. Đây thực sự là con số đáng báo động. Vậy, để hiểu về đặc điểm, tính chất cũng như hình ảnh sỏi tiết niệu; những biến chứng nguy hiểm và cách điều trị sỏi tiết niệu như thế nào, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Hình ảnh sỏi tiết niệu

Hình ảnh sỏi tiết niệu như thế nào trong hệ tiết niệu?

Hệ tiết niệu của con người gồm: 2 thận, 2 niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu, nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy, sỏi tiết niệu bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Đặc điểm và tính chất của sỏi tiết niệu

Đây là cách phân loại quan trọng nhất, hay được ứng dụng trong lâm sàng, vì dựa vào cách phân loại này có thể đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.

Vị trí

– Có thể gặp sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, với tỷ lệ:

  • Sỏi thận chiếm 40%.
  • Sỏi niệu quản chiếm 28%.
  • Sỏi bàng quang chiếm 26%.
  • Sỏi niệu đạo chiếm 4%.

– Sỏi thận gồm: sỏi bể thận, sỏi đài thận, sỏi đài bể thận, sỏi san hô, sỏi bán san hô.

– Trong sỏi niệu quản có thể chia nhỏ: sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.

Hình ảnh sỏi tiết niệu trong hệ tiết niệu người.

Hình ảnh sỏi tiết niệu trong hệ tiết niệu người.

Số lượng

– Không hạn định có thể từ 1 viên đến hàng trăm viên.

– Sỏi niệu quản thường 1 viên, hoặc nhiều viên

Kích thước

– Thay đổi tuỳ theo vị trí của sỏi trên đường tiết niệu. Kích thước có thể thay đổi từ vài mm đến vài chục mm.

– Sỏi niệu quản thường có kích thước nhỏ hơn sỏi bể thận.

Hình dạng

Hình ảnh sỏi tiết niệu rất đa dạng có một số hình dạng đặc biệt như:

– Sỏi thận hình sỏi san hô, hình mỏ vẹt.

– Sỏi niệu quản hình thuôn.

Thành phần hoá học của sỏi

Có 2 nhóm sỏi chính: sỏi vô cơ và sỏi hữu cơ sẽ cho hình ảnh sỏi tiết niệu có những màu sắc, tính chất khác nhau:

Sỏi vô cơ:

Sỏi oxalat canxi: hay gặp mầu đen, gai góc cản quang rõ.

Sỏi photphat canxi: có mầu vàng nhạt hoặc trắng bẩn, dễ vỡ.

Sỏi cacbonat canxi: có mầu trắng như  mầu phấn, mềm dễ vỡ.

Sỏi hữu cơ:

Sỏi urat: mầu trắng gạch cua, có thể không cản quang mềm và hay tái phát.

Sỏi systin: nhẵn, mầu vàng nhạt, mền hay tái phát.

Sỏi struvic: (amonium magnéium-phosphat) mầu vàng trắng, thường do nhiễm khuẩn đường niệu loại vi khuẩn Proteus.

Người Việt Nam gặp chủ yếu là sỏi vô cơ trong đó sỏi oxalat canxi chiếm  > 80%, sỏi thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp đan xen giữa các thành phần hoá học.

Chụp x quang: bao gồm các hình thức chụp x quang: Chụp x quang thận thường; Chụp thận thuốc tĩnh mạch UIV (Urographie Intra Veinneuse); Chụp bể thận niệu quản ngược dòng (Uretero Pyelo Retrographie) hình ảnh sỏi tiết niệu sẽ được hiện lên như sau:

Chụp x quang thận thường:

  • Sỏi thận: Hình cản quang nằm vùng hố thận, chẩn đoán chắc chắn sỏi thận khi có các hình cản quang đặc biệt như hình san hô, hình mỏ vẹt.
  • Sỏi niệu quản: Hình thuôn nằm 2 bên cột sống, theo đường đi niệu quản.
  • Sỏi bàng quang: Hình tròn đồng tâm nằm trong vùng tiểu khung.
Vị trí sỏi tiết niệu khi chụp x quang thận thường.

Vị trí sỏi tiết niệu khi chụp x quang thận thường.

Chụp thận thuốc tĩnh mạch UIV (Urographie Intra Veinneuse):

  • Sỏi thận: Hình trống thuốc, chức năng thận kém, giãn đài bể thận.
  • Sỏi niệu quản: Hình ảnh cột thuốc dừng lại tại vị trí sỏi, chức năng thận kém, giãn đài bể thận Hình thuôn nằm 2 bên cột sống, theo đường đi niệu quản.

Chụp bể thận niệu quản ngược dòng (Uretero Pyelo Retrographie):

  • Sỏi niệu quản: Hình ảnh cột thuốc dừng lại tại vị trí sỏi.
  • Sỏi niệu quản: Hình trống thuốc.

Các bệnh sỏi tiết niệu có gây nguy hiểm không?

Sỏi tiết niệu gây ra nhiều biến chứng nguy hại:

Bệnh lý sỏi tiết niệu gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho người bệnh.

Bệnh lý sỏi tiết niệu gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho người bệnh.

– Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.

– Sỏi kẹt lại ở vị trí hẹp, gây bí đái cấp hoặc mạn.

– Chức năng thận của bệnh nhân có thể bị suy giảm, khiến bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mạn.

Điều trị sỏi tiết niệu như thế nào?

Sỏi tiết niệu hoàn toàn có thể điều trị được, hiệu quả nhất là khi sỏi còn nhỏ.

Điều trị nội khoa: Trong trường hợp sỏi mới hình thành, kích thước còn nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa (uống thuốc) kết hợp với chế độ uống nhiều nước, tập thể dục…sỏi có thể theo đó bị đẩy ra ngoài.

Tuy nhiên, trường hợp sỏi có kích thước lớn, gây nhiều biến chứng, việc điều trị nội khoa sẽ không thể dứt điểm được bệnh. Nếu tình trạng bệnh để lâu ngày trở nên khó khăn, phức tạp, chi phí tốn kém, ảnh hưởng lớn tới kết quả cuối cùng, cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu bao gồm: tán sỏi hoặc mổ mở lấy sỏi.

Ngày nay, y học hiện đại đã có nhiều bước tiến lớn, phương pháp mổ mở với nhiều rủi ro ngày càng ít được áp dụng. Thay vào đó là các kỹ thuật mới, an toàn hơn, ít xâm lấn hơn như: tán sỏi ngoài cơ thể; tán sỏi thận qua da; tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện đang áp dụng rất thành công công nghệ tán sỏi tiết niệu bằng các phương pháp: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là những phương pháp tân tiến nhất trong điều trị sỏi hiện nay, giúp người bệnh có thể sạch sỏi nhanh chóng, hạn chế xâm lấn, ít đau, êm ái và an toàn.

Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Tán sỏi ngoài cơ thể: Tán sỏi ngoài cơ thể là dùng sóng xung kích hội tụ ở viên sỏi và làm tan thành những mảnh sỏi nhỏ rồi thải dần qua đường tiểu một cách nhẹ nhàng, không cần phải mổ, không đau đớn, sỏi được tán nhỏ nhờ nguồn năng lượng tia laser chỉ sau 30 – 45 phút, bệnh nhân có thể được ra viện luôn sau đó.

Chỉ định áp dụng trường hợp:

  • Sỏi thận <2cm
  • Sỏi niệu quản 1/3 trên và < 1.5cm

Tán sỏi qua da: Tán sỏi nội soi qua da là tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6-10mm, đường hầm chạy từ ngoài da đi vào trong thận, hoặc vị trí có sỏi. Sau đó, dùng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và hút sỏi nhỏ và vụn sỏi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, xử lý sạch sỏi hoàn toàn, ít tổn hại đến chức năng thận.

Chỉ định áp dụng trường hợp:

  • Sỏi thận >2cm
  • Sỏi niệu quản 1/3 trên và >1.5cm

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser thực hiện theo đường dẫn nước tiểu, sỏi được tán thành những mảnh nhỏ sẽ theo đường tiểu đi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, không có các biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ sạch sỏi 100%. Người bệnh hầu hết có thể ra viện chỉ sau 24h. Phương pháp này cũng được đánh giá là rất an toàn, không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Chỉ định áp dụng trường hợp:

  • Sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới
  • Sỏi bàng quang >1cm và <1cm nhưng không thể ra theo đường nước tiểu

Để được tư vấn về bệnh lý sỏi tiết niệu và các phương pháp tán sỏi tiết niệu tại Thu Cúc hay cần đặt lịch khám, mời bạn liên hệ theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital