Vaccine HPV đã và đang trở thành một vắc xin phổ biến được nhiều người lựa chọn tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe bản thân trước những bệnh do virus HPV gây ra, trong đó có ung thư cổ tử cung. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn giải đáp có nên tiêm HPV không và tầm quan trọng, lợi ích của việc chủng ngừa vắc xin này.
Menu xem nhanh:
1. Vắc xin HPV là gì?
Vắc xin phòng HPV (Human Papillomavirus) là một loại vắc xin được phát triển để bảo vệ người tiêm khỏi bị nhiễm virus HPV, một tác nhân gây ra nhiều loại bệnh liên quan đến ung thư như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn và các vấn đề sức khỏe sinh dục, sinh sản.
Vắc xin HPV giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus HPV, giảm nguy cơ nhiễm và lây truyền virus này.
Tiêm vắc xin phòng HPV đặc biệt quan trọng đối với các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bị virus HPV như phụ nữ và nam giới trong độ sinh sản. Lộ trình tiêm phòng HPV thường được tiêm từ 2-3 mũi tùy theo loại vắc xin và đối tượng tiêm vắc xin.
* Loại vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng ngừa 4 tuýp virus HPV phổ biến: 6, 11, 16, 18. Lịch tiêm bao gồm 3 mũi theo thời gian như sau:
– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
– Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.
* Loại vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) bảo vệ con người khỏi 9 tuýp virus HPV phổ biến: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Lịch tiêm vắc xin Gardasil 9 được khuyến cáo theo các lộ trình như sau:
– Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tiêm theo phác đồ 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 thời gian từ 6 – 12 tháng. Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 nhỏ hơn 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
– Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi cũng có thểm tiêm theo phác đồ 3 mũi. Mũi 2 sau mũi 1 thời gian 2 tháng. Mũi 3 sau mũi 2 thời gian 4 tháng.
– Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 45 tuổi có thể tiêm theo 2 phác đồ là phác đồ 3 mũi và phác đồ tiêm nhanh. Với phác đồ 3 mũi, tiêm mũi 2 sau mũi 1 thời gian 2 tháng, mũi 3 sau mũi 2 thời gian 4 tháng. Với phác đồ tiêm nhanh, mũi 2 sau mũi 1 thời gian 1 tháng, mũi 3 sau mũi 2 thời gian 2 tháng.
2. Giải đáp có nên tiêm HPV không? Lợi ích của tiêm vắc xin HPV
Câu trả lời là bạn có nên tiêm HPV, tiêm vắc xin HPV được khuyến nghị tiêm cho trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có đến 80-85% số người sẽ từng bị nhiễm virus HPV trong cuộc đời. Mặc dù nhiều trường hợp virus biến mất, nhưng các tuýp virus nguy cơ cao vẫn có thể gây ra nhiều rắc rối về y tế, từ mụn cóc sinh dục, sùi mào gá đến các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ và cả ung thư dương vật ở nam giới, ung thư hậu họng, hậu môn, lưỡi, miệng,…Trong số này, ung thư cổ tử cung chiếm vị trí đầu tiên và là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ toàn cầu.
Tiêm chủng vắc xin HPV đúng độ tuổi và đúng lịch chính là cách hiệu quả để ngăn chặn các căn bệnh liên quan đến virus HPV, mang lại lợi ích về sức khỏe cho con người:
– Phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh đường sinh dục cho cả nam và nữ giới như sùi mào gà, u nhú sinh dục,…
– Ngăn chặn sự phát triển của tế bào bất thường hoặc tiền ung thư thành ung thư cổ tử cung ở cả nam và nữ giới.
– Ngăn chặn tái nhiễm đối với những người đã từng nhiễm virus HPV.
– Phòng ngừa tình trạng đa bướu gai đường hô hấp ở trẻ sơ sinh nếu mẹ nhiễm HPV khi mang thai.
Bên cạnh đó, tiêm phòng HPV không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn giúp giảm lây truyền virus HPV trong cộng đồng, bảo vệ cộng đồng khỏi ung thư và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Bác sĩ khuyến cáo trẻ em và người lớn trong độ tuổi 9-45 nên tiêm vắc xin HPV để bảo vệ sức khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các đối tượng có nguy cơ cao. Nếu bạn thuộc độ tuổi khuyến nghị và không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, việc tiêm vắc xin HPV là nên làm.
3. Những điều bạn cần biết khi tiêm vắc xin HPV
Việc tiêm vắc xin HPV là một quyết định quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số điều cần biết trước khi tiêm vắc xin HPV để đảm bảo an toàn và thuận tiện trong tiêm chủng:
– Đối tượng tiêm phòng: Vắc xin phòng HPV khuyến nghị cho nam và nữ trong độ tuổi 9-26 tuổi. Đây là thời kỳ quan trọng để tiêm vắc xin, đảm bảo bạn được bảo vệ khỏi virus HPV trước khi tiếp xúc. Tuy nhiên nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi. Thông thường nhóm đối tượng này sẽ không được chỉ định tiêm vắc xin.
– Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế: Trước khi quyết định tiêm vắc xin HPV, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để hiểu rõ về lợi ích, rủi ro và liệu vắc xin có phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn hay không. Bên cạnh đó, hãy thông báo cho bác sĩ về bất kỳ dị ứng hoặc tình trạng sức khỏe nào bạn có như ốm, sốt,…. Điều này giúp bác sĩ có thông tin để cân nhắc có nên tiêm HPV cho bạn hay không và đưa ra chỉ định phù hợp.
– Tuân thủ lịch tiêm chủng: Đảm bảo bạn tuân thủ đúng lịch tiêm chủng được đề xuất để vắc xin đạt được hiệu quả tốt nhất.
– Sau khi tiêm vắc xin: Hãy giữ vùng tiêm khô ráo và sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
– Phản ứng phụ: Một số người có thể trải qua phản ứng nhẹ sau khi tiêm vắc xin HPV như đau ở chỗ tiêm, đỏ hoặc sưng nhẹ. Đây thường là phản ứng bình thường và tạm thời. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau khi tiêm, nên thảo luận với bác sĩ.
– Giữ hồ sơ tiêm chủng: Đảm bảo bạn giữ hồ sơ tiêm chủng của mình sau mỗi lần tiêm. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi lịch tiêm và cung cấp thông tin cho các trường hợp cần thiết sau này.
Tiêm vắc xin HPV là một cách quan trọng để bảo vệ khỏi virus HPV và ngăn chặn các loại ung thư liên quan. Nếu bạn thuộc độ tuổi khuyến nghị và không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn có nên tiêm HPV. Nếu như có câu hỏi nào về tiêm vắc xin HPV hay có nhu cầu đặt lịch tiêm chủng vắc xin HPV để chủ động phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, hãy liên hệ ngay tới Phòng tiêm chủng TCI để được tư vấn và hỗ trợ.