Hiện tượng bị bệnh trĩ: Những điều bạn cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Bệnh trĩ là căn bệnh cực kỳ phổ biến, thuộc nhóm bệnh hậu môn – trực tràng. Bài viết này sẽ lý giải hiện tượng bị bệnh trĩ, đồng thời gửi đến quý độc giả những điều nhất định cần biết để đối phó với cơn ác mộng thầm kín này.

1. Lý giải bệnh trĩ

1.1. Giải đáp hiện tượng bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh mang đến nhiều phiền toái, khiến người bệnh thường ăn ngủ không yên. Hiện tượng bị bệnh trĩ là tình trạng những tĩnh mạch hậu môn bị giãn ra quá mức, tạo thành các búi trĩ. Các búi trĩ thường gây cộm, ngứa ngáy, vướng víu, đau rát. Lâu dần dẫn đến những trạng thái nghiêm trọng hơn như búi trĩ sưng to, lòi ra bên ngoài. Bệnh sẽ cản trở hoạt động hàng ngày, tắc mạch, hoại tử,…

Hiện nay, có hai giả thuyết được đưa ra để lý giải hiện tượng bệnh trĩ. Theo thuyết cơ học, thời điểm các dây chằng giữ đệm hậu môn bị giãn, tổn thương hoặc đứt do áp lực hậu môn lớn, là khi bệnh trĩ hình thành. Đệm hậu môn ứ máu và trượt ra ngoài. Các yếu tố gây ra bệnh theo lý giải này thường do áp lực hoặc yếu tố độ tuổi. Cơ thể khi già đi sẽ bị thoái hóa cơ treitz giữ đệm hậu môn…

Giả thuyết thứ hai lý giải hiện tượng bệnh trĩ theo thuyết mạch máu. Khi tuần hoàn bình thường, cơ thể sẽ cung cấp máu bằng các động mạch đến các bộ phận. Sau đó, máu sẽ được vận chuyển về tim bằng tĩnh mạch. Tuy nhiên, tại hậu môn – trực tràng, vì một lý do nào đó khiến tuần hoàn rối loạn, máu bị ứ trệ tại các tĩnh mạch hậu môn. Lâu dần, mạch máu sẽ phình to ra, gây giãn nở quá mức tạo thành các búi trĩ. Giả thuyết này thường được sử dụng để giải thích hiện tượng các búi trĩ hình thành ở người.

Hình ảnh mô tả bệnh trĩ

Hình ảnh mô tả bệnh trĩ

 

1.2. Hiện tượng bị bệnh trĩ – phân loại và các cấp độ

Bệnh trĩ thường được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại, sự khác nhau của chúng ở vị trí và đặc tính búi trĩ. Vị trí của trĩ nội là ở bên trong ống hậu môn, bên trên đường lược hậu môn nên khá khó để nhận biết sớm bằng mắt thường. Trĩ ngoại, ngược lại, nằm bên ngoài ống hậu môn, dưới đường lược, có thể phát hiện sớm hơn nhưng lại gây đau đớn hơn. Ngoài ra, khi bệnh nhân mắc cùng một lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại, ta gọi bệnh là trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ được chia thành bốn cấp độ như sau:

Ở bệnh trĩ nội, các cấp độ tăng dần tương ứng như sau: Búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn – búi trĩ lòi ra bên ngoài nhưng có thể tự co lại – búi trĩ có thể co lại nếu dùng tay ấn vào – búi trĩ không thể co vào kể cả khi dùng tay.

Ở bệnh trĩ ngoại, các cấp độ tăng dần tương ứng như sau: Búi trĩ được hình thành – Búi trĩ lớn và phát triển to hơn – trĩ gây tắc nghẹt hậu môn – hoại tử búi trĩ.

2. Biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ có biểu hiện cực kỳ đặc trưng là các búi trĩ. Các búi trĩ dù nằm trong hay ngoài đều gây cảm giác ngứa ngáy, vướng víu, cộm rát khi ngồi hoặc nằm. Ngoài ra. một số biểu hiện đặc trưng của từng loại trĩ như sau

– Trĩ nội: Người bệnh thường cảm thấy đau ít hơn nhưng chảy máu hậu môn nhiều hơn. Lượng máu có thể tăng dần theo tình trạng bệnh, từ một vài giọt đến máu chảy thành các tia máu. Người bệnh có thể bị thiếu máu do hiện tượng bị bệnh trĩ nội.

– Trĩ ngoại: Người bệnh ít chảy máu nhưng cực kỳ đau. Các búi trĩ nằm hoàn toàn bên ngoài hậu môn nên thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như hoạt động, trang phục cọ vào,…

Đau đớn hậu môn là một trong những hiện tượng bị bệnh trĩ

Đau đớn hậu môn là một trong những hiện tượng bị bệnh trĩ

Nhìn chung, bệnh trĩ có các biểu hiện khiến người bệnh cực kỳ phiền toái, tự ti và mặc cảm. Bệnh không nguy hiểm nhưng lại khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Các chức năng sống bị ảnh hưởng tiêu cực.

3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng bệnh trĩ

3.1. Táo bón: nguyên nhân gây ra bệnh trĩ phổ biến

Bệnh nhân táo bón  thường xuyên là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Khi đại tiện, bệnh nhân táo bón phải rặn rất mạnh mới có thể đẩy được phân ra ngoài. Từ đó, áp lực trên ống hậu môn tăng lên, làm ứ trệ máu trong các đám rối tĩnh mạch. Ngoài ra, rặn mạnh sẽ gây nhiều tổn thương dây chằng, gây trượt đệm hậu môn ra ngoài.

Bệnh nhân thường bị táo bón do nhiều nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn. Thiếu chất xơ là nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng nóng trong, táo bón kéo dài. Điều này bắt nguồn từ thực đơn không đủ rau xanh. Tiêu hóa và đại tiện gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, một số người có thói quen  ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích,… dẫn đến táo bón, gây ra bệnh trĩ.

Táo bón do thiếu chất xơ có thể gây ra bệnh trĩ

Táo bón do thiếu chất xơ có thể gây ra bệnh trĩ

3.2. Hiện tượng tăng áp lực ổ bụng quá mức

Một số bệnh nhân bị trĩ do bị ho nhiều và kéo dài, tình trạng này có thể gây ra những áp lực rất lớn lên ổ bụng. Bên cạnh đó, một số công việc đòi hỏi ngồi nhiều ( công việc văn phòng), hoặc những người làm công việc khuân vác đồ nặng,… làm tăng áp lực trong ổ bụng kéo dài. Tất cả những lý do tương tự đều có thể gây ra các cản trở hồi lưu tĩnh mạch ở vùng hậu môn.

3.3. Thai phụ và sản phụ sinh thường rất dễ bị trĩ

Thai nhi càng lớn càng tạo ra các áp lực cực kỳ lớn lên các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là hậu môn của mẹ. Chính vì điều này, thai nhi có thể gây cản trở tuần hoàn ở các tĩnh mạch hậu môn, tạo ra các ứ trệ ở mạch máu vùng hậu môn. Hơn nữa, tình trạng mang thai còn tạo ra các áp lực lên tĩnh mạch trực tràng.

Đặc biệt khi sản phụ sinh con, nếu không rặn không đúng cách (khi sinh thường) rất dễ làm cho bệnh trĩ nặng thêm.

3.4. Những yếu tố khác

Quan hệ tình dục xâm nhập hậu môn, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chất có cồn,… cũng có thể được kể đến như các nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Ngoài ra, bệnh trĩ còn có liên quan đến độ tuổi. Bệnh nhân trĩ đa phần có độ tuổi từ 30-60 tuổi, trong đó tỷ lệ nữ bị bệnh chiếm tới 60%.

Trên đây là những điều bạn cần biết về hiện tượng bị bệnh trĩ. Hi vọng rằng bài viết giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích lý giải căn bệnh đầy ám ảnh này. Đặc biệt, bệnh trĩ là căn bệnh không tự khỏi nếu không được thăm khám và chữa trị. Hãy đi khám bệnh ngay khi có những biểu hiện dù là rất nhẹ của bệnh trĩ để được thăm khám và điều trị y tế hiệu quả, kịp thời trước khi bệnh nặng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital