Hệ lụy khôn lường từ rối loạn tiêu hóa

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa gây nhiều phiền toái cho người bệnh, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn quan tâm đúng mức
Những nguyên nhân thường gặp gây rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt, tinh bột, chất béo sẽ gây đầy hơi, khó tiêu. Hoặc ăn nhiều thức ăn lạnh, chua cay, đồ uống có cồn, ăn quá nhanh hoặc quá no, ăn thực phẩm không hợp vệ sinh… đều gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

he-luy-khon-luong-tu-roi-loan-tieu-hoa

Rối loạn tiêu hóa gây đau đầu buồn nôn, chóng mặt

Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa còn do hệ quả của việc sử dụng thuốc trị bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị, thuốc kháng sinh… Nếu người bệnh sử dụng thuốc không đúng cách, không theo dõi những ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể… thì rất dễ gây phản ứng phụ là rối loạn tiêu hóa.
Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
Hệ lụy từ rối loạn tiêu hóa

he-luy-khon-luong-tu-roi-loan-tieu-hoa.jpg2

Rối loạn tiêu hóa gây các triệu chứng đau bụng khó chịu

Rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng kém hấp thu và suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng, giảm tỷ lệ lợi khuẩn có trong đường ruột, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Tạo điều kiện tốt cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập và phát sinh các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính…
Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới mất nước, rối loạn chất chất điện giải dẫn tới nguy cơ bị suy nhược cơ thể, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời.
Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định, cần duy trì chế độ ăn uống đều đặn, cân bằng dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng,
Hạn chế những thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ

he-luy-khon-luong-tu-roi-loan-tieu-hoa.jpg3

Cân bằng thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày

Cần ăn uống đúng giờ giấc, ăn chậm nhai kĩ. Bổ sung thêm nhiều rau xanh, giảm ăn thức ăn giàu chất đạm… để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó thì việc luyện tập thể dục điều độ. Vì khi luyện tập sẽ giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital