Hay bị đau nửa đầu coi chừng một số bệnh lý trong não

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Nhiều người hay bị đau nửa đầu đã chụp cộng hưởng từ sọ não (chụp MRI sọ não) và phát hiện nguyên nhân gây cơn đau đầu, đau nửa đầu của mình là do bệnh lý bên trong não. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số bệnh lý trong não gây cơn đau đầu, đau nửa đầu và tại sao chúng ta nên chụp cộng hưởng từ MRI sọ não để đánh giá các vấn đề, bệnh lý bên trong não bộ?

1. Các bệnh lý ở não khiến bạn hay bị đau nửa đầu

Nhiều chuyên gia chia nguyên nhân gây đau đầu, đau nửa đầu thành 2 nhóm chính là: đau đầu do nguyên nhân trong não và đau đầu do nguyên nhân ngoài não.

Các vấn đề, bệnh lý về thần kinh – não bộ được xếp vào nhóm nguyên nhân đau đầu trong não. Còn các bệnh lý khác, yếu tố môi trường, cuộc sống, tâm lý, … được xếp vào nhóm nguyên nhân đau đầu ngoài não.

Một số bệnh lý phổ biến ở não bộ có thể khiến bạn hay bị đau đầu, đau nửa đầu đó là:

1.1 Tăng áp lực nội sọ

Sự gia tăng áp lực xung quanh não do nhiều nguyên nhân khác nhau, có biểu hiện đau đầu hoặc đau nửa đầu dữ dội, đau nhất là lúc nửa đêm và sáng sớm. Đau thường tập trung ở vùng trán và mắt. Ngoài đau đầu, người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, phù nề gai thị thần kinh, rối loạn vận nhãn, rối loạn ý thức, rối loạn nhịp thở, rối loạn tiêu hóa,… Đây là một tình huống nguy hiểm và người bệnh cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không có thể gây phù não, thiếu máu não, tụt não gây tử vong hoặc thương tổn không hồi phục.

tăng áp lực nội sọ gây đau đầu, đau nửa đầu

Tăng áp lực nội sọ rất nguy hiểm

1.2 U não hay bị đau nửa đầu

Khối u trong não làm tăng áp lực nội sọ, chèn ép các dây thần kinh sọ não, gây tình trạng đau đầu, đau nửa đầu. Cơn đau đầu do u não thường âm ỉ, kéo dài. Khi khối u lớn, chèn ép nhiều khiến người bệnh có biểu hiện đau đầu, kèm theo buồn nôn, giảm thị lực, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não, mờ mắt. Khi này, cơn đau đầu diễn ra dữ dội, người bệnh uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ, cần phải được cấp cứu ngay.

1.3 Viêm màng não

Đây là bệnh do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng, đơn bào hoặc nấm gây ra. Ban đầu cơn đau đầu do viêm màng não chỉ diễn ra ở mức độ vừa nhưng sau đó tăng dần cường độ. Người bệnh cảm thấy đầu đau dữ dội, cổ cứng, nôn, sợ ánh sáng, sốt cao, uống thuốc giảm đau không có tác dụng.

1.4 Dị dạng mạch máu não hay bị đau nửa đầu

Khi mạch máu não bất thường, rối loạn, thường sẽ không có biểu hiện gì cho đến khi chúng vỡ ra gây chảy máu não. Dị dạng mạch máu não nếu không được can thiệp khi túi phình bị vỡ ra dễ gây đột quỵ (tai biến mạch máu não), động kinh, nặng có thể hôn mê và tử vong. Đây là bệnh lý bẩm sinh, có thể có biểu hiện đau đầu âm ỉ, dai dẳng, đôi khi đau dữ dội kèm liệt run, tuy nhiên một số trường hợp người bị dị dạng mạch máu não không có biểu hiện gì cho đến khi túi phình bị vỡ ra.

1.5 Xuất huyết não

Người bệnh xuất hiện cơn đau đầu dữ dội, đột ngột (đau như bị vỡ đầu), kèm theo liệt nửa người, hôn mê nhanh. Đây là lúc mạch máu não bị vỡ ra, chảy máu tràn ra hộp sọ, nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong nhanh chóng hoặc tàn phế.

1.6 Nhồi máu não

Là một dạng của đột quỵ não (tai biến mạch máu não) do thiếu hụt lượng máu cung cấp lên nuôi dưỡng não bộ gây hoại tử một vùng não. Bệnh có biểu hiện nhẹ như đau đầu, tê tay – chân, nặng có thể gây liệt tay, chân, nửa người.

1.7 Thiếu máu não cục bộ và thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)

Thiếu máu não gây đau đầu âm ỉ, kèm theo một số biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, ù tai (nghe như có tiếng ve kêu trong tai), mất ngủ, suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung… Nếu là thiếu máu não cục bộ thoáng qua, các biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất (dưới 24h) nhưng đây cũng là “tín hiệu” cảnh báo nguy cơ “tiền đột quỵ”, bạn không được chủ quan, cần phải có biện pháp xử trí hiệu quả để tránh cơn đột quỵ não sau này.

Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề hoặc bệnh lý khác trong và ngoài não có thể gây triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu. Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, có chỉ định chụp chiếu, xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả.

hay bị đau nửa đầu coi chừng bệnh thiếu máu não

Thiếu máu não khiến não bộ kém hoạt động, nặng có thể tổn thương không hồi phục, với 3 biểu hiện chính là: đau đầu (đau nửa đầu), chóng mặt, ù tai,…

2. Hay bị đau nửa đầu tại sao nên chụp MRI sọ não, mạch máu não?

Chụp cộng hưởng từ sọ não, mạch máu não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bên trong não bộ tiên tiến nhất hiện nay, giúp: đánh giá sọ não không xâm lấn, phát hiện nhiều bệnh lý hoặc các bất thường bên trong não bộ dù là nhỏ nhất. Đặc biệt có ý nghĩa trong việc chẩn đoán u não, bệnh lý mạch máu não bởi chụp MRI cho hình ảnh cấu trúc não một cách rõ nét và chi tiết, quan sát được cả mạch máu não, mà không cần tiêm chất tương phản.

Chụp MRI sọ não không sử dụng bức xạ ion hóa, có thể ứng dụng ở mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi và cả phụ nữ đang mang thai.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ sọ mạch này có thể chụp được cả các phần bị che khuất bởi xương mà phương pháp chụp khác khó quan sát được. Đồng thời chụp có thể phát hiện đột quỵ ở giai đoạn sớm. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiến tiến, đang được ứng dụng tại nhiều nước có nền y học phát triển.

hay bị đau nửa đầu nên chụp cộng hưởng từ sọ mạch tại Thu Cúc

Chuyên khoa Nội thần kinh Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thần kinh, ứng dụng chụp cộng hưởng từ MRI sọ mạch giúp tầm soát, chẩn đoán sớm nhiều bệnh lý bên trong não bộ.

Nếu có biểu hiện sau bạn nên đi thăm khám với bác sĩ Nội thần kinh để được kiểm tra và có chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI sọ não, mạch máu não khi cần thiết:

– Đau đầu: đau nửa đầu, đau đầu, đau âm ỉ hoặc đau thành cơn.

– Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, rối loạn nhịp thức – ngủ, ngủ nhiều

– Chóng mặt

– Suy giảm thị lực

– Suy giảm trí nhớ

– Suy giảm chức năng ngôn ngữ

– Yếu hoặc liệt tay, chân, nửa người

– Méo miệng, cứng gáy,

– Co giật,…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital