Hậu quả của hóc xương cá nguy hiểm khó lường

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Đinh Văn Luân

Bác sĩ Tai Mũi Họng

Hóc xương cá khiến nhiều người dở khóc dở cười vì không chỉ gây đau đớn mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Hậu quả của hóc xương cá nguy hiểm khó lường nên chúng ta cần trang bị kiến thức khoa học để xử trí đúng cách.

1. Hóc xương cá do đâu?

Cá là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thường được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, ăn cá cũng tiềm ẩn một số rủi ro như hóc xương nếu chúng ta không chế biến kỹ hoặc không tập trung khi ăn uống.

Hóc xương cá là cấp cứu thường gặp trong tai mũi họng, xảy ra ở bất kỳ ai do rất nhiều nguyên nhân như:

– Cá có quá nhiều xương nhỏ, không thể làm sạch hoàn toàn.

– Chế biến thức ăn không kỹ lưỡng, không lọc sạch xương cá cho trẻ nhỏ.

– Ăn uống không tập trung khiến xương cá vô tình bị sót lại trong thức ăn rồi bị nuốt vào họng.

– Bị sặc đồ ăn, sặc nước canh trong lúc đang ăn cơm cũng có thể gây hóc xương cá.

– Ăn uống quá nhanh, không nhai kỹ khiến thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa vào họng.

Khi hóc xương cá, chúng ta có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu cơ bản như:

– Đau rát họng

– Vướng họng

– Nghẹn, khó nuốt

– Ho

– Xuất huyết

– Sưng họng

– Phù nề niêm mạc…

Trẻ nhỏ có thể đột ngột quấy khóc, bỏ ăn, gãi họng, mặt đỏ, ho…

Bất cẩn khi ăn uống có thể dẫn tới hóc xương cá

Bất cẩn khi ăn uống có thể dẫn tới hóc xương cá

2. Hậu quả của hóc xương cá

Hóc xương cá là cấp cứu thường gặp, có mức độ nguy hiểm cao bởi xương cá rất dễ trôi sâu vào trong họng và gây ra các hậu quả khó lường:

– Xương cá rất dễ mắc sâu và gây áp xe cục bộ ở niêm mạc họng. Khối áp xe phát triển lớn quá mức có thể làm tắc khí quản và ngạt thở.

– Khi xương cá đâm sâu vào thực quản thì có thể khiến thực quản bị thủng, làm tổn thương động mạch chủ ở vùng họng.

– Hóc xương cá trôi vào trong hệ tiêu hóa có thể gây thủng dạ dày, thủng ruột non, thủng ruột thừa, thủng ruột già, viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng…

– Nếu xương cá không được tiêu hóa và đi xuống hậu môn thì có thể làm áp xe hậu môn, gây ra tình trạng viêm nhiễm và đường rò ở hậu môn.

Do đó, người bệnh nên chủ động đi khám kịp thời khi bị hóc xương cá để được bác sĩ xử trí đúng cách.

Áp xe cục bộ, thủng thực quản… là các hậu quả của hóc xương cá

Áp xe cục bộ, thủng thực quản… là các hậu quả của hóc xương cá

3. Lưu ý khi bị hóc xương

Khi bị hóc xương cá, sơ cứu kịp thời đóng vai trò quan trọng bởi có thể ngăn chặn nguy cơ gặp các biến chứng. Theo đó, nếu đang hóc xương cá, chúng ta cần bình tĩnh để xử trí sự cố này đúng cách:

– Ngừng nuốt ngay lập tức: Thói quen nuốt thức ăn, cơm to… để xử trí khi bị hóc xương có thể khiến xương cá bị đẩy sâu vào trong họng và làm niêm mạc họng bị trầy xước, rách to hơn.

– Cố gắng nôn ra: Kích thích để nôn thức ăn ra ngoài vì khi nôn, xương cá có thể trôi ra cùng với thức ăn. Tuy nhiên, không nên dùng tay móc họng vì trong tay chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng họng hoặc trầy xước và khiến xương cá bị đẩy vào sâu hơn.

– Há to miệng: Mở to miệng và nhờ người thân kiểm tra vị trí của xương cá. Trường hợp xương ở vị trí dễ thấy và có kẹp nha khoa sạch thì nhẹ nhàng gắp xương cá ra ngoài. Trường hợp xương cá ở sâu bên trong họng hoặc không có dụng cụ để gắp thì nên chủ động đi khám tại các sơ sở y tế uy tín.

4. Xử trí hóc xương cá

Khi bị hóc xương cá ở cổ họng, người bệnh cần được xử trí kịp thời và đúng cách bởi điều này có thể giúp loại bỏ xương cá ra nhanh chóng, dễ dàng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Chúng ta cần chủ động đi khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ để được xử trí đúng cách. Bác sĩ sẽ thăm khám, nội soi nhằm xác định vị trí bị mắc xương cá, sau đó đưa ra các phương án xử trí phù hợp cho từng người. Hiện nay, gắp xương cá bằng kẹp, nhíp hoặc các dụng cụ chuyên dụng là phương pháp thường được áp dụng.

Bác sĩ sử dụng các dụng cụ để soi, quan sát vùng họng và thao tác gắp dị vật một cách nhẹ nhàng cho người bệnh. Một số trường hợp hy hữu mà xương cá cắm vào quá sâu, không thể nội soi và gắp ra ngoài thì có thể sẽ phải phẫu thuật để lấy dị vật. Sau khi gắp xương cá, bác sĩ tiến hành sát khuẩn và sử dụng thuốc để niêm mạc hồi phục, giảm viêm…

Sau khi xử trí dị vật, người bệnh nên nghỉ ngơi và theo dõi sát sao để chủ động tái khám khi có dấu hiệu bất thường ở vùng họng như chảy máu, sốt cao, đau rát, sưng nề họng…

Gắp xương cá bằng nhíp là cách xử trí hóc xương cá thường được áp dụng hiện nay

Gắp xương cá bằng nhíp là cách xử trí hóc xương cá thường được áp dụng hiện nay

4. Phòng tránh hóc xương cá

Bị hóc xương cá khi ăn uống ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chúng ta. Do đó, để bảo vệ bản thân đúng cách, bất kỳ ai cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học nhằm phòng ngừa hóc xương cá hoặc hóc dị vật:

– Thận trọng khi chế biến thức ăn, các loại cá, hạn chế những loại cá có nhiều xương nhỏ.

– Lọc sạch xương cá, chỉ sử dụng thịt cá cho trẻ nhỏ, trẻ đang trong thời gian ăn dặm.

– Không nói chuyện, cười đùa khi ăn uống vì có thể dẫn tới mất tập trung, sặc, hóc xương.

– Ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm và nhai kỹ để nghiền nát thức ăn trước khi tiêu hóa.

– Giám sát kỹ trẻ khi ăn uống hoặc chơi đùa để phòng tránh hóc dị vật.

– Vệ sinh không gian sống, đồ dùng, quần áo… thường xuyên để làm sạch bụi bẩn, hạn chế côn trùng trú ngụ.

– Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, dung dịch vệ sinh mũi họng đều đặn.

– Chủ động thăm khám khi bị hóc dị vật, hóc xương cá để bác sĩ xử trí kịp thời.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về hậu quả của hóc xương cá. Người bệnh nên chủ động đi khám khi bị hóc xương cá để được xử trí nhanh chóng, ngăn ngừa những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital