Hậu môn nhân tạo là gì? ai phải sử dụng hậu môn nhân tạo

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Trên thế giới hiện nay có hơn 1,3 triệu người sử dụng hậu môn nhân tạo. Vậy hậu môn nhân tạo là gì và những ai phải sử dụng hậu môn nhân tạo?

Hậu môn nhân tạo là thế nào?

Hậu môn nhân tạo là một lỗ mở thông ra da của đại tràng nhằm mục đích dẫn lưu bộ phận ra ngoài thay thế hậu môn thật. Phân sẽ đi trực tiếp qua lỗ mổ thông này và đổ vào một túi chứa phân.

Có 2 loại hậu môn nhân tạo:

  • Hậu môn nhân tạo vĩnh viễn: bệnh nhân sẽ đi đại tiện ra hậu môn nhân tạo suốt đời.
  • Hậu môn nhân tạo tạm thời: người bệnh đi tiêu qua hậu môn nhân tạo trong thời gian ngắn, khoảng 2 đến 6 tháng, sau đó sẽ được đóng lại.

Vị trí đặt hậu môn nhân tạo sẽ được xác định trước khi phẫu thuật cho cả tư thế đứng và ngồi. Các bác sĩ sẽ đánh dấu vị trí bằng bút trước khi phẫu thuật để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Tùy theo vị trí của khối u và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định vị trí đặt hậu môn nhân tạo:

  • Vùng thành bụng phẳng (để dễ dán túi).
  • Không gần sẹo cũ, chỗ gồ xương.
  • Không nằm ngay vị trí thắt lưng quần.
  • Vị trí dễ quan sát
Hậu môn nhân tạo

Tùy theo vị trí của khối u và cơ địa của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định vị trí đặt của hậu môn nhân tạo thích hợp và an toàn nhất.

Ai cần dùng hậu môn nhân tạo?

Những trường hợp dưới đây cần dùng hậu môn nhân tạo:

  • Bảo vệ thương tổn (tạo điều kiện để một sang thương bệnh lý phía dưới được nghỉ ngơi, để giữ sạch sẽ một đường khâu, một miệng nối tránh xì bục gây viêm phúc mạc)
  • Vết thương trực tràng ngoài phúc mạc
  • Vết thương ở đoạn đại tràng cố định
  • Thoát phân khi có tắc
  • Dị dạng hậu môn trực tràng
  • Phình to đại tràng tiên thiên
  • Tắc ruột do ung thư đại trực tràng
  • Ung thư đại tràng trong giai đoạn trễ không còn khả năng cắt bỏ
  • Viêm loét nặng đại trực tràng chảy máu nhiều
  • Rò trực tràng – âm đạo hay trực tràng – bàng quang
  • Trít hẹp đại tràng
  • Làm sạch đại tràng (cho trường hợp bệnh lý như trít hẹp hậu môn, hay phình to đại tràng tiên thiên… chế độ ăn không có bã, tẩy ruột, thụt tháo đại tràng không đủ để làm sạch ruột.)

Biến chứng của hậu môn nhân tạo?

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng làm hậu môn nhân tạo, có một số biến chứng có thể gặp là:

Hậu môn nhân tạo là gì

Chảy máu vết mổ có thể là biến chứng của việc phẫu thuật ung thư đại tràng và đặt hậu môn nhân tạo

  • Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ
  • Hoại tử hoặc sa hậu môn nhân tạo.
  • Hậu môn nhân tạo tụt vào trong xoang bụng.
  • Một số biến chứng khác như: thoát vị quanh hậu môn nhân tạo, hẹp lỗ hậu môn nhân tạo, tắc ruột….

Khi có dấu hiệu biến chứng xảy ra, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời. Để biết thêm thông tin chi tiết về hậu môn nhân tạo hay bệnh ung thư đại trực tràng, vui lòng liên hệ: 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital