Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị xoắn giãn một cách bất thường làm cho tinh hoàn bị chảy xệ. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không? Hỗ trợ điều trị bệnh thế nào…là thắc mắc được nhiều người đặt ra khi bị bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không?
Hệ thống tĩnh mạch nam giới bao gồm tĩnh mạch tinh bìu, tĩnh mạch tinh trong và tinh sau. Khi van tĩnh mạch xảy ra bất thường, quá trình tuần hoàn máu từ tinh hoàn xuống ổ bụng sẽ có tình trạng chảy ngược vào trong bìu gây giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:
Giảm kích thước túi bi đôi: Kích thước túi bi đôi sẽ bị nhỏ lại, giãn nhỏ không đồng đều giữa 2 bên là triệu chứng cũng như tác hại thường thấy của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Vô sinh: Không chỉ ảnh hưởng về tính thẩm mỹ, 15% nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh phải đối diện với nguy cơ vô sinh do sự tác động của bệnh tới số lượng, chất lượng tinh trùng.
Suy giảm chức năng tình dục: Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra suy giảm hoormone sinh dục ở nam giới. Điều này tất yếu dẫn tới sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống vợ chồng.
Hiện nay, vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh, có thể do nhiều yếu tố: do tăng nhiệt độ ở bìu, làm nhiệt độ tinh hoàn tăng lên 0,6-0,8 độ C; do trào ngược các chất chuyển hóa từ thượng thận và thận vào tĩnh mạch tinh, ứ đọng máu tĩnh mạch; do bẩm sinh cấu trúc của tĩnh mạch không bình thường…
Khi nhận thấy các biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh nên tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả. Qua thăm khám và chẩn đoán mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh như thế nào?
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Với các trường hợp bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nhưng không cảm thấy đau hoặc không có bất cứ trở ngại nào trong vấn đề sinh sản, bác sĩ thường khuyên nên theo dõi tiếp. Trong quá trình theo dõi, nếu tĩnh mạch không giãn lớn, không gây khó chịu và không trở ngại trong việc sinh sản, người bệnh không cầnhỗ trợ điều trị y tế.
Tuy nhiên nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh gây đau, teo tinh hoàn, vô sinh hoặc nếu người bệnh đang cân nhắc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc sử dụng những thủ thuật khác.
Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: tĩnh mạch tinh lớn gây khó chịu, gây đau tức bìu kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cản trở trong sinh hoạt, làm giảm thể tích tinh hoàn, ảnh hưởng tới tinh dịch đồ, nhất là thay đổi tinh dịch đồ ở người trưởng thành trên 18 tuổi nguy cơ gây vô sinh cao.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không là băn khoăn được nhiều người đặt ra. Việchỗ trợ điều trị sớm, đúng phương pháp và có chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.