Giảm cơn đau dạ dày nhờ ăn những thực phẩm sau

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Ăn gì để giúp giảm cơn đau dạ dày là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Mỗi người bệnh khi thực hiện đúng chế độ ăn khoa học, lựa chọn những thực phẩm phù hợp sẽ mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt.

1. Những thực phẩm nên chọn giúp giảm cơn đau dạ dày

1.1. Chuối

Chuối là loại quả top đầu trong danh sách thực phẩm thân thiện với dạ dày. Thành phần trong quả chuối có khả năng trung hòa được lượng axit vượt ngưỡng cho phép xuất hiện trong dịch vị dạ dày và nó còn giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột. Đặc biệt, chất pectin có trong quả chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi trong việc cải thiện rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa táo bón và tiêu chảy.

Ăn chuối giảm cơn đau dạ dày

Ăn chuối rất tốt cho tiêu hóa nói chung và cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả.

1.2. Các loại hạt, thực phẩm thô

Lựa chọn các loại hạt, thực phẩm thô thay thế cho các sản phẩm đã tinh lọc trong chế độ dinh dưỡng rất có lợi cho những đối tượng bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị các chứng bệnh về dạ dày và đường ruột. Bạn có thể sử dụng đa dạng các loại hạt bao gồm: hạt điều, mè, lạc, đậu các loại,… hay các thực phẩm thô như: gạo lứt, bắp, yến mạch,…

Trong thành phần của thực phẩm thô chứa rất nhiều các chất xơ, sinh tố nhóm B (tốt cho quá trình chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn) và các chất khoáng. Hơn nữa, hạt thô có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ màng tế bào của thành trong dạ dày.

1.3. Táo giúp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả

Táo là loại quả có tác dụng dùng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy. Đồng thời lớp ngoài vỏ táo có chứa thành phần pectin – một loại chất xơ hòa tan tốt giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa, tốt cho hoạt động của dạ dày cũng như đường ruột nhờ đó quá trình bài tiết được thuận lợi hơn. Cũng vì vậy, táo rất tốt với người bệnh rối loạn tiêu hóa và bị táo bón.

1.4. Sữa chua

Sữa chua cung cấp lượng probiotic rồi rào. Đây là thành phần chịu trách nhiệm rất lớn đến hoạt động trong ruột như sản sinh lactase, tiêu diệt các nhóm vi khuẩn gây hại và cải thiện tốt các chức năng hệ tiêu hóa.

1.5. Nhóm thực phẩm tốt cho dạ dày: gừng, nghệ, mật ong

Bộ 3 thực phẩm gừng, nghệ, mật ong nổi tiếng là những bài thuốc dân gian điều trị hiệu quả các bệnh dạ dày nhờ có chứa rất nhiều hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả, trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ tốt trong việc làm lành vết loét.

Người bệnh đau dạ dày nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc sử dụng nhóm các thực phẩm hỗ trợ điều trị để được hướng dẫn sử dụng đúng cách, cho hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm tốt cho dạ dày

Gừng, nghệ, mật ong từ lâu đã là bài thuốc chữa bệnh dạ dày được áp dụng rộng rãi.

1.6. Đậu bắp giảm cơn đau dạ dày

Đậu bắp có chứa nhiều dưỡng chất tốt như carotene, vitamin B, C, E, pectin,.. Đây đều là những chất dinh dưỡng có tác dụng tốt với dạ dày. Đặc biệt, chất nhầy trong loại quả này cũng chính là chất protein kết dính giúp tăng cường bảo vệ thành niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó còn có các chất như polysaccharides, pectin giúp hỗ trợ làm lành các vết viêm loét dạ dày một cách tuyệt vời.

2. Người bệnh đau dạ dày còn cần ăn uống đúng cách

Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho tiêu hóa nói chung là dạ dày nói riêng thì mỗi người còn cần lưu ý tới thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng cách bao gồm những lưu ý sau:

– Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn chín uống sôi.

– Tập trung khi ăn, tránh việc vừa ăn vừa làm việc khác như xem phim, đọc báo, chơi game,..

– Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn, thay vì ăn 3 bữa cố định có thể chia đều thành 5-6 bữa/ngày.

– Không để bụng đói liên tục quá lâu hoặc ăn no căng trong một bữa.

– Ưu tiên ăn các món ăn được nấu theo công thức hấp, luộc, kho thay bị xào, chiên, rán dầu.

– Không ăn đồ ăn để quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ của thức ăn thích hợp tốt cho quá trình hấp thu và tiêu hóa trong khoảng 40-50 độ C.

– Không nên ăn đồ quá đặc sệt hoặc quá lỏng vì sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa.

Bên cạnh ăn uống đúng cách, người bệnh thực hiện thêm các yêu cầu trong chế độ sinh hoạt như: bỏ thuốc lá, không uống rượu bia, ngủ nghỉ điều độ, tránh căng thẳng mệt mỏi, tránh thức khuya, thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau kháng viêm,… sẽ giúp thuyên giảm các cơn đau dạ dày một cách hiệu quả nhất.

Lưu ý trong thói quen ăn uống hằng ngày

Người bệnh bị đau dạ dày cần lưu ý thêm về thói quen ăn uống đúng cách.

3. Trường hợp đau dạ dày cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Với các trường hợp đau dạ dày khởi phát được xử lý sớm có thể được thực hiện ngay tại nhà thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu cơn đau dạ dày không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã tuân thủ tốt về chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý thì người bệnh cần lưu ý.

Bên cạnh cơn đau bụng, nếu xuất hiện thêm các triệu chứng tiêu hóa khác hoặc thuộc các đối tượng sau đây thì người bệnh nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán bệnh chính xác:

– Hay buồn nôn hoặc nôn

– Ợ hơi.

– Sụt cân nhanh không chủ đích, không rõ nguyên nhân.

– Chán ăn.

– Ợ chua, ợ nóng.

– Chướng bụng, khó tiêu.

– Khó nuốt, bị nấc nghẹn.

– Tiêu chảy, táo bón kéo dài.

– Đau ngực.

– Đắng miệng.

– Miệng tiết nhiều nước bọt.

– Người có tiền sử nhiễm vi khuẩn HP dương tính.

– Trong gia đình có thành viên từng mắc ung thư đường tiêu hóa.

– Người thừa cân, béo phì.

– Người lạm dụng bia rượu.

– Người nghiện thuốc lá.

Thực hiện chế độ ăn khoa học và lựa chọn các thực phẩm phù hợp là cách giảm cơn đau dạ dày hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý tới các trường hợp chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa khi cần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital