Cha mẹ có biết: Bơi lội có thể tiềm ẩn nhiều mầm bệnh?

Tham vấn bác sĩ
Bên cạnh việc rèn luyện một thể lực tốt, dẻo dai, “giải nhiệt” cho bé trong những ngày hè nắng nóng, thì bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh cho bé mà các ba mẹ nên biết.

Mầm bệnh lây nhiễm tiềm ẩn trong các bể bơi

trẻ mắc nhiều bệnh từ bơi lội
Nguồn nước tại các bể bơi công cộng chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể trẻ nhỏ. (ảnh minh họa)

Tình trạng quá tải người tại các hồ bơi khiến lượng tế bào chết có trong nước nhiều. Các nguồn chất thải ô nhiễm cũng được tiết ra như mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt, … là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là nước tiểu. Các nhà nghiên cứu cho biết rất khó để giữ sạch nước bể bơi, theo khảo sát cho thấy 1/5 người bơi lội đi tiểu trong bể bơi ít nhất một lần. Mặc dù so với toàn bộ lượng nước ở bể bơi thì tỷ lệ này rất nhỏ nhưng điều này sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, gây hại cho sức khỏe người đi bơi và nhất là trẻ nhỏ.

Mặt khác tại các bể bơi ngoài trời thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài do đó dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, các vi trùng, tảo bào tử trong mưa, …

Nước tại bể bơi không đạt tiêu chuẩn được xem như “hung thần” gây hại cho sức khỏe. Do đó các bể bơi bắt buộc phải được xử lý hóa học trước khi đem vào sử dụng. Thành phần không thể thiếu trong nước bể bơi thường bao gồm clo và một số hóa chất khác. Nếu clo được sử dụng với lượng lớn dễ gây hại cho sức khỏe vì chúng dễ gây kích ứng hệ hô hấp của người bơi nếu hít phải quá nhiều, nhất là trẻ nhỏ vì hệ hô hấp của bé chưa được hoàn thiện như ở người lớn.

Các bệnh trẻ dễ mắc phải khi đi bơi

Đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc)

trẻ bị đau mắt đỏ do bơi tại hồ bơi
Trẻ đi bơi tại các hồ bơi không vệ sinh sạch sẽ dễ bị viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ). (ảnh minh họa)

Đây là bệnh phổ biến nhất khi bơi lội, nguyên nhân chủ yếu do quá trình xử lý nước hồ bơi không đạt vệ sinh hoặc bị lây chéo từ người đã mắc sẵn bệnh lý về mắt trước đó. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện mắt đỏ, ra nhiều gỉ, ngứa, chảy nước mắt, …

Bệnh ngoài da

Khi đi bơi cơ thể dễ bị va chạm và có thể bị xây xước, đây là cơ hôi tốt để các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây các bệnh ngoài da. Biểu hiện có thể là ngứa da, nổi mẩn ngứa đỏ trên da, loét da, viêm lỗ nang lông, bệnh hắc lào, nấm móng, nấm tóc, lang ben. Hoặc các chất sát khuẩn trong nước gây viêm da tiếp xúc dị ứng với triệu chứng là da khô và bong tróc.

Tiêu chảy

Nước tại các bể bơi thường chứa vi khuẩn ecoli, một thủ phạm gây bệnh tiêu chảy và các bệnh đường ruột ở trẻ em.

Viêm đường hô hấp

trẻ dễ bị viêm tai do bơi lội
Nước tại hồ bơi không đảm bảo vệ sinh có thể lọt vào tai bé gây viêm tai thậm chí viêm tai giữa rất nguy hiểm.(ảnh minh họa)

Khi đi bơi có thể để nước lọt vào tai, nhất là nguồn nước tại bể bơi bị ô nhiễm mang theo nhiều vi khuẩn gây các bệnh như viêm mũi, tai. Ngoài ra trẻ có thể bị sặc nước ở hồ bơi khi đang bơi, điều này mang theo vi khuẩn vào trong miệng, và gây các bệnh về hô hấp như viêm mũi, họng.

Cảm lạnh

Trẻ nhỏ vốn đã rất thích nước, bé thích ngâm mình trong nước lâu nên dễ bị nhiễm lạnh gây cảm lạnh. Cảm lạnh cũng là khởi nguồn cho nhiều bệnh khác, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp.

Ngoài ra, những ngày nhiệt độ cao, trẻ bơi ở những bể bơi không có mái che trẻ dễ bị cảm nắng. Tuyệt đối phụ huynh không cho bé bơi vào buổi trưa (từ 11 giờ đến 3 giờ chiều) vì khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang cao, ra nhiều mồ hôi, nếu gặp nước sẽ rất dễ cảm nắng.

trẻ dễ bị cảm lạnh do bơi lâu
Trẻ nhỏ thích chơi đùa dưới nước nhưng nếu cho bé bơi quá lâu sẽ dễ bị nhiễm lạnh, gây cảm lạnh và kéo theo nhiều bệnh lý về đường hô hấp. (ảnh minh họa)

Bệnh phụ khoa

Mặc dù khả năng lây nhiễm các bệnh phụ khoa từ bể bơi công cộng là rất ít, do trong âm đạo có một hàng rào bảo vệ đó là những vi khuẩn có lợi, tránh được những xâm nhập bất lợi từ môi trường bên ngoài, tuy nhiên phụ huynh cũng không được chủ quan. Những bể bơi có nguồn nước ô nhiễm là cơ hội gây viêm nhiễm.

Với những người có tổn thương hở ở vùng kín, viêm lộ tuyến,… nên hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng để tránh nguồn nước bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa.

Nếu thấy bé có các biểu hiện: sốt (nhẹ hoặc sốt cao), đau tai, sổ mũi/nghẹt mũi, đau mắt, ngứa… Phụ huynh hãy đưa con đến khám với bác sĩ Chuyên khoa Nhi để bé được kiểm tra và có biện pháp xử trí tốt nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phòng ngừa các bệnh do bơi lội

phòng ngừa các bệnh do bơi lội
Ngoài kỹ năng bơi lội thì cách bảo vệ trẻ khỏi các bệnh dễ gặp khi bơi lội là điều mà các bậc phụ huynh cần trang bị cho con mình. (ảnh minh họa)
  • Chọn bể bơi sạch sẽ, an toàn
  • Dụng cụ bơi lội như kính bơi, mũ bơi, quần áo bơi,…
  • Thoa kem chống nắng cho trẻ
  • Không cho trẻ bơi quá lâu (mỗi buổi chỉ nên khoảng từ 30-45 phút)
  • Tuyệt đối không để trẻ bơi vào buổi trưa (11 giờ trưa đến 3 giờ chiều) dưới trời nắng gắt
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé sau khi bơi
  • Trẻ đang mắc các vấn đề về mũi, tai hay các bệnh lý truyền nhiễm không nên bơi

Lưu ý: Với bé gái ở độ tuổi dậy thì, cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi bơi và trong kỳ “đèn đỏ” hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.

Nếu trẻ gặp phải các bệnh lý trên, phụ huynh hãy đưa bé đến thăm khám tại Chuyên khoa Nhi Thu Cúc. Các bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn ra làm việc như viên E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương,… sẽ trực tiếp thăm khám cẩn thận, hạn chế kháng sinh, “trị” đúng nguyên nhân giúp bé mau khỏi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital