Giải đáp: Vì sao bệnh tay chân miệng ở trẻ lại nguy hiểm?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là nỗi ám ảnh của không ít của các bậc cha mẹ khi có con nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh chóng và dễ thành dịch bệnh. Vậy bệnh có nguy hiểm không, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Các bậc phụ huynh có có thể tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nguyên nhân là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là đối tượng dưới 5 tuổi. Trẻ trên 5 tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh, nhưng tỷ lệ thấp hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng là do nhóm virus đường ruột có tên là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) gây ra.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, miễn dịch kém lại không biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân nên trẻ em cũng là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh.

Virus Enterovirus 71 (EV71) có mức độ gây bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có tử vong.

Theo nghiên cứu, ở các quốc gia có khí hậu ôn đới, bệnh tay chân miệng thường chỉ xảy ra vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là giữa mùa hè và mùa thu. Còn ở những nước có khí hậu nhiệt đới (trong đó có Việt Nam) bệnh thường xảy ra quanh năm, nhưng bùng phát mạnh là vào tháng như: Tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến 12.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là nỗi ám ảnh của không ít của các bậc cha mẹ khi có con nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là nỗi ám ảnh của không ít của các bậc cha mẹ khi có con nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi.

2. Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng không khó để nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng vì khi trẻ mắc tay chân miệng, cơ thể bé sẽ xuất hiện rõ ràng các biểu hiện rõ rệt như:

–  Da nổi các ban màu đỏ: Trên da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt màu đỏ không ngứa và không đau, có dạng phỏng nước, đường kính khoảng từ 2 đến 5mm. Các nốt phát ban này thường xuất hiện nhiều ở khu vực như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông,… Sau vài ngày, các nốt này sẽ chuyển thành các bọng nước.

– Miệng xuất viện các vết loét: Những vết loét này có màu đỏ, có đường kính từ 2 – 3 mm và xuất hiện ở niêm mạc miệng, chủ yếu tập trung ở vùng lưỡi và vòm miệng, khiến cho trẻ đau và gặp khó khăn khi ăn uống.

– Hiện tượng sốt: Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Trên đây chỉ là những triệu chứng nhẹ của chân tay miệng, bệnh có thể thuyên giảm và khỏi nếu cha mẹ phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, một số trẻ sẽ có gặp những biến chứng nặng nề hơn, vì lúc này trẻ đã bị virus tấn công và xâm nhập. Do đó cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trong quá trình chăm sóc trẻ trong quá trình trẻ bị bệnh.

Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng mà cha mẹ cần lưu ý:

– Trẻ sốt cao không hạ nhiệt.

– Trẻ hay giật mình và hoảng hốt mà không rõ lý do.

– Trẻ mệt mỏi, mơ màng, không chịu chơi, ngủ li bì hoặc ngủ gà.

– Toát mồ hôi, lạnh toàn thân, đặc biệt ở vùng tay và lòng bàn chân.

– Trẻ có nhịp thở bất thường: Thở nhanh, thở nông, thở khò khè, rút lõm ngực, ngưng thở.

– Run rẩy, đi đứng ngồi không vững, loạng choạng.

Khi trẻ gặp các dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời chữa trị, tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Khi bị chân tay miệng, trên da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt màu đỏ không ngứa và không đau, có dạng phỏng nước, đường kính khoảng từ 2 đến 5mm.

Khi bị chân tay miệng, trên da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt màu đỏ không ngứa và không đau, có dạng phỏng nước, đường kính khoảng từ 2 đến 5mm.

3. Vì sao bệnh tay chân miệng ở trẻ lại nguy hiểm?

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh chân tay miệng và khi nhiễm bệnh thì khả năng hồi phục sẽ mất nhiều thời gian. Dưới đây là những lý do để giải đáp cho thắc mắc: Vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm?

3.1 Trẻ em có sức đề kháng và miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch của trẻ em dưới 5 tuổi chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu. Lúc này, chỉ một sự tác động nhỏ của một tác nhân gây bệnh nào đó tấn công cũng khiến cơ thể trẻ bị mắc bệnh. Không chỉ dễ mắc bệnh mà sức đề kháng yếu còn là điều kiện thuận lợi để bệnh trở nên diễn biến nhanh và nghiêm trọng hơn.

3.2 Trẻ chưa biết cách bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây bệnh

Trẻ em tư duy còn non nớt nên chưa có khả năng bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi bé vui chơi, hoạt động theo bản năng là chủ yếu, trẻ lúc này chưa thể phân biệt được những yếu tố có thể gây hại cho cơ thể để phòng tránh. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, nhất là khi bệnh tay chân.

3.3 Chân miệng là bệnh dễ lây lan

Trẻ chỉ cần tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ mũi, họng hay dịch tiết từ bọng nước, phân của người bệnh là đã có nguy cơ nhiễm bệnh tay chân miệng. Do đó, trẻ em trong độ tuổi đi học, tiếp xúc với môi trường nhiều bạn bè mà không biết cách phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.

3.4 Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi mắc bệnh, nếu trẻ không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng nặng nề như: suy hô hấp, viêm phổi, viêm não… thậm chí là tử vong. Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

3.4 Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần

Nếu trẻ đã từng bị tay chân miệng thì vẫn có nguy cơ tái nhiễm nhiều lần, nhất là những trẻ có hệ sức đề kháng kém, bị suy dinh dưỡng, thể trạng yếu… Bên cạnh đó, bệnh chân tay miệng lại chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng nên đây cũng là mối lo ngại lớn cho các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị tích cực, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ. 

Khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị tích cực, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, hy vọng rằng cha mẹ có thể hiểu được lý do vì sao bệnh tay chân miệng trẻ em lại nguy hiểm để từ đó có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Đặc biệt, trong bất cứ trường hợp nào cha mẹ không được chủ quan, thay vào đó, khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị tích cực, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital