GIẢI ĐÁP: Trẻ em có nên hàn răng không? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ em là độ tuổi dễ mắc các bệnh lý sâu răng, lúc này, giải pháp hữu hiệu để điều trị sâu răng là hàn răng. Tuy nhiên thì còn rất nhiều phụ huynh băn khoăn trẻ em có nên hàn răng không, độ tuổi nào nên đưa trẻ đi hàn răng. Cùng theo dõi những thông tin dưới bài viết để được giải đáp bố mẹ nhé!

1. Hàn răng là gì, áp dụng cho những trường hợp nào?

Hàn răng, hay còn có tên gọi khác trám răng là kỹ thuật sử dụng các vật liệu hàn răng để bù đắp khoảng trống và lấp đầy phần mô răng bị khuyết do sâu răng gây ra. Mục đích chính của hàn răng là tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu cho răng, đồng thời có thể giúp răng khôi phục lại những chức năng vốn có. Không như những phương pháp phục hình thẩm mỹ khác, hàn răng không cần xâm lấn vào răng thật như mài cùi hay chụp răng, do đó đảm bảo không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Cụ thể, một số trường hợp cần hàn răng bao gồm:

Những trường hợp cần thực hiện hàn răng bao gồm:

Bị sâu răng

Những lỗ sâu rộng trên răng do vi khuẩn đục khoét có khả năng làm phá hoại tủy răng và lây lan sang răng khác. Để tránh được tình trạng này, bạn cần làm sạch hốc răng bị sâu kết hợp với phương pháp hàn răng là giải pháp tối ưu nhất.

– Bị mòn răng

Nếu như đánh răng quá mạnh bằng bàn chải có lông cứng thì men răng ở cổ sẽ bị hao mòn dần, khi đó sẽ làm lộ lớp ngà răng. Răng trở nên nhạy cảm với đồ uống nóng hoặc lạnh, đôi khi còn có thể gây ra cảm giác ê buốt cho răng.

– Chấn thương răng

Những tai nạn chấn thương như va đập sẽ khiến cho răng bị sứt mẻ, răng vỡ hoặc gãy không còn được chắc chắn như trước. Do đó chức năng của răng cũng sẽ bị suy giảm. Sau khi hàn trám, răng sẽ được tái tạo lại như hình dáng ban đầu đồng thời đảm bảo thực hiện tốt chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.

– Răng có khiếm khuyết thẩm mỹ

Răng có thể có khiếm khuyết bẩm sinh, ví dụ như là khoảng cách giữa các răng quá lớn, kẽ răng bị thưa hoặc tác nhân bên ngoài làm cho răng đổi màu. Lúc này, chất liệu hàn composite là lựa chọn lý tưởng để giúp bạn khắc phục được nhu cầu thẩm mỹ ở răng.

Hàn răng, hay còn có tên gọi khác trám răng là kỹ thuật sử dụng các vật liệu hàn răng để bù đắp khoảng trống và lấp đầy phần mô răng bị khuyết do sâu răng gây ra

Hàn răng, hay còn có tên gọi khác trám răng là kỹ thuật sử dụng các vật liệu hàn răng để bù đắp khoảng trống và lấp đầy phần mô răng bị khuyết do sâu răng gây ra

2. Trẻ em có nên hàn răng hay không?

Nhìn chung, hàn răng là phương pháp điều trị nha khoa tương đối đơn giản, giúp bạn khôi phục lại tổn thương của răng đồng thời ngăn chặn sự xâm hại của vi khuẩn gây mòn men răng. Ở những trường hợp sâu răng, mòn cổ chân răng, chấn thương răng kể trên cần được thực hiện hàn răng từ sớm để phòng ngừa biến chứng nặng, tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Ở trẻ em, răng sữa có vai trò vô cùng quan trọng trong ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Hơn thế nữa, răng sữa còn là nền tảng cho sự phát triển của răng sau này. Do đó, nếu như răng sữa gặp phải các vấn đề như gãy vỡ, sứt mẻ hoặc mắc các bệnh lý răng miệng thì bạn nên xử lý sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Với thắc mắc trẻ em có nên hàn răng không, theo các chuyên gia, hàn răng là giải pháp phục hồi cấu trúc răng đơn giản và hiệu quả. Phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho răng miệng, đặc biệt là ở những trường hợp sâu răng ở trẻ nhỏ. Răng bị sâu hoặc bị hư vỡ sẽ nhanh chóng được chỉnh sửa, tái tạo lại hình thể nhờ phương pháp trám răng. Sau khi hàn răng, trẻ sẽ không phải chịu tình trạng đau nhức, có thể dễ dàng ăn nhai như bình thường, đồng thời lỗ răng sâu cũng được bít kín, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây sâu răng, bảo tồn hiệu quả cho tới thời điểm thay răng sữa. Trong khi đó, nếu như không can thiệp kịp thời khiến răng trẻ bị sứt mẻ, gãy vỡ hoặc sâu răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây sâu răng nặng hơn.

Trẻ em có nên hàn răng không?

Trẻ em có nên hàn răng không?

3. Phương pháp hàn răng cho trẻ hiệu quả, an toàn

Trong quá trình hàn răng cho trẻ em, phương pháp hàn răng trực tiếp được các chuyên gia, bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn để thực hiện. Với phương pháp này thì vật liệu hàn răng sẽ được đưa trực tiếp lên vị trí mô răng bị khuyết thiếu, sau đó thực hiện bịt kín các lỗ sâu hoặc mô răng đã bị hư vỡ, tái tạo lại hình thể cho răng.

Phương pháp này có ưu điểm đó là dễ thực hiện, quy trình nhanh chóng và đơn giản, không gây đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó thì vật liệu cũng an toàn, không gây kích ứng và rất dễ tạo hình, giúp cho việc hàn răng của trẻ đạt hiệu quả tốt hơn.

Phụ huynh có thể lựa chọn các phương pháp như sử dụng ánh sáng laser, khi hàn răng sâu hoặc hàn răng sữa cho trẻ em thì bác sĩ sẽ sử dụng ánh đèn làm đông cứng vật liệu. Nhờ đó, vết hàn răng sẽ bám chắc chắn trên bề mặt răng, tăng độ bền cho vết hàn răng. Sau hàn răng, trẻ có thể được ăn nhai bình thường mà không phải chờ đến khi vết trám đông cứng như phương pháp cũ.

4. Một số lưu ý quan trọng sau khi hàn răng cho trẻ

Sau khi đưa trẻ đi hàn răng, bố mẹ đừng quên một số lưu ý quan trọng dưới đây:

– Trong 2 giờ đầu tiên không nên cho trẻ ăn bất cứ món ăn nào, bởi vật liệu hàn trám cần thời gian để kết dính bền chắc với lại răng sâu

– Cho trẻ uống nhiều nước, sử dụng thức ăn lỏng

– Tránh thực phẩm cứng, dai hoặc thực phẩm quá nóng, lạnh

– Hạn chế các loại bánh, kẹo và đồ uống có gas… để không gây ảnh hưởng đến vật liệu hàn trám

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ, hoa quả để tăng cường men răng

– Hướng dẫn bé chải răng đúng cách và đều đặn khoảng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ để không gây hại đến men răng và vết trám

– Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để ngăn ngừa tình trạng sâu răng bị tái phát.

Đừng quên thăm khám với bác sĩ từ sớm để có phương án điều trị kịp thời, hữu hiệu cho trẻ bố mẹ nhé!

Đừng quên thăm khám với bác sĩ từ sớm để có phương án điều trị kịp thời, hữu hiệu cho trẻ bố mẹ nhé!

Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc trẻ em có nên hàn răng không. Bên cạnh đó, bố mẹ lưu ý nên đưa bé đến nha khoa thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần để ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng nếu có nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital