Giải đáp: trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ mắc cảm lạnh khi nào cần uống thuốc điều trị bệnh? Trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì thì tốt, nhanh khỏi? Bố mẹ cần chú ý gì khi điều trị bệnh cảm lạnh tại nhà cho con? Nếu các bố mẹ cũng có chung những thắc mắc trên thì hãy đọc ngay bài viết này để có được lời giải đáp chi tiết nhé.

1. Trẻ mắc cảm lạnh khi nào cần uống thuốc điều trị?

Không phải mọi trẻ cảm lạnh đều nhất định phải uống thuốc điều trị thì mới khỏi bệnh. Do đó, trước khi tìm hiểu trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì, bố mẹ cần nắm rõ khi nào trẻ cảm lạnh cần uống thuốc điều trị.

Giải đáp: trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì

Cảm lạnh là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ, do virus gây ra

Cảm lạnh ở trẻ em là một bệnh thông thường, khá phổ biến. So với người lớn, trẻ em có tần suất mắc bệnh cảm lạnh thường xuyên hơn, triệu chứng kéo dài hơn và dễ mắc bệnh ở mức độ nặng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ em là do virus gây ra, phổ biến nhất là Rhinovirus. Virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng lây từ người sang người, thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thực tế, cảm lạnh là một bệnh dễ lây lan nhưng lành tính. Trẻ mắc cảm cúm có thể không cần uống thuốc vẫn khỏi bệnh sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, điều này thường đúng với trẻ có sức đề kháng tốt. Các trẻ có sức đề kháng yếu vẫn cần uống thuốc điều trị để sớm hết bệnh và phòng ngừa nguy cơ bệnh trở nặng.

Vậy khi nào trẻ cảm lạnh cần uống thuốc điều trị? Bố mẹ có thể biết được điều này thông qua việc theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ trong thời gian bé mắc bệnh.

Thường thì các triệu chứng của bệnh cảm lạnh ở trẻ sẽ xuất hiện rõ ràng và mạnh nhất trong 2-3 ngày đầu tiên. Sau đó, các triệu chứng này sẽ dần giảm xuống do kháng thể của bé đã hoạt động để chống lại virus gây bệnh. Nếu trường hợp sau 2-3 ngày các triệu chứng mắc bệnh cảm lạnh của bé không đỡ, thậm chí tăng lên thì điều này đồng nghĩa bé cần được uống thuốc điều trị để ngăn ngừa bệnh tăng nặng.

Bố mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Mặt khác cũng vì các triệu chứng ban đầu của bệnh cảm lạnh khá giống với cảm cúm và nhiều bệnh về đường hô hấp khác, vậy nên bé cần được đi khám để tránh tình trạng uống thuốc điều trị nhầm bệnh.

2. Trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì? 4 thuốc thường dùng

Trẻ cảm lạnh nên đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc điều trị bệnh phù hợp

Trẻ cảm lạnh nên đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc điều trị bệnh phù hợp

Hiện nay, bệnh cảm lạnh chưa có thuốc đặc trị. Các thuốc bé cảm lạnh uống nhằm mục đích làm giảm triệu chứng bé gặp phải khi mắc bệnh. Bố mẹ có thể tham khảo 4 loại thuốc thường dùng cho trẻ mắc cảm lạnh sau đây:

2.1. Thuốc hạ sốt

Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến ở các bé mắc cảm lạnh. Nếu sốt cao > 38,5 độ C, bé cảm lạnh nên được uống thuốc hạ sốt.

Các chuyên gia y tế khuyên trẻ trên 3 tháng sốt cao vì cảm lạnh nên uống thuốc hạ sốt acetaminophen. Còn các bé trên 6 tháng thì có thể dùng thuốc hạ hộ ibuprofen.

Tuyệt đối không cho trẻ dưới 18 tuổi uống thuốc hạ sốt aspirin dù mắc bất cứ bệnh gì. Bởi thuốc này có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.

2.2. Thuốc chống sung huyết

Các loại thuốc chống sung huyết có tác dụng giúp trẻ cảm lạnh giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng thuốc, cho trẻ uống nhiều lần, thuốc có thể tác dụng ngược trở lại khiến bé cảm lạnh bị nghẹt mũi hơn. Bên cạnh đó, thuốc chống sung huyết cũng không dùng cho trẻ mắc cảm lạnh dưới 4 tuổi.

2.3. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm triệu chứng sổ mũi ở bé mắc cảm lạnh. Tuy nhiên, lợi ích này cũng không đáng kể. Bên cạnh đó, thuốc kháng histamin cũng chống chỉ định với trẻ em dưới 4 tuổi.

2.4. Thuốc bổ sung vi chất

Ngoài thuốc điều trị triệu chứng, trẻ mắc cảm lạnh nên được uống thuốc bổ sung vi chất để tăng sức đề kháng, cơ thể nhanh hết bệnh và hồi phục hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C có tác dụng hỗ trợ giúp giảm thời gian bé mắc bệnh cảm lạnh thông thường. Bên cạnh đó, bé cũng có thể được bổ sung kẽm trong thời gian mắc cảm lạnh.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ bị cảm lạnh cho trẻ em

trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì

Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc cho trẻ bị cảm lạnh cho trẻ em

FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng các thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi, thuốc ho, thuốc long đàm… được bán trên thị trường cho trẻ em dưới 6 tuổi. Điều này đồng nghĩa rằng, mọi thuốc trẻ uống để điều trị bệnh cảm lạnh đều cần được bác sĩ chỉ định. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị bệnh cho con có bán sẵn tại các hiệu thuốc.

Trẻ từ 6 -12 tuổi trước khi uống thuốc không kê đơn điều trị bệnh cảm lạnh cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Mục đích để tránh bố mẹ cho bé uống sai liều lượng, uống phải thuốc có chứa thành phần gây dị ứng… khiến bệnh của bé không khỏi, thậm chí còn diễn tiến nặng hơn.

Trẻ trên 12 tháng mắc cảm lạnh ho nhiều về đêm có thể uống mật ong. Cách này mang lại hiệu quả giảm ho rất tốt cho bé. Song cần lưu ý rằng, trẻ dưới 12 tháng tuổi thì không được uống mật ong vì có thể gây ngộ độc.

Thuốc điều trị bệnh cảm lạnh cho trẻ em rất khác với người lớn. Bởi vậy, các phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con em mình. Lựa chọn tốt nhất là phụ huynh nên cho bé bị cảm lạnh đi khám bác sĩ. Tại các cơ sở y tế uy tín, trẻ sẽ được bác sĩ xác định bệnh, tình trạng bệnh và thể trạng hiện tại rồi mới kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Nhờ đó, trẻ mắc cảm lạnh uống thuốc điều trị có thể đạt hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa tối đa tác dụng phụ, nguy cơ bệnh trở nặng có thể xảy ra.

Trong quá trình cho trẻ uống thuốc điều trị cảm lạnh tại nhà, bố mẹ cần chăm sóc và theo dõi sát sao các biểu hiện của con. Bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, có biểu hiện li bì, co giật… Cách xử trí đúng đắn và cần thiết là bố mẹ hãy đưa bé tới ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital