Giải đáp trắc nghiệm: Bạn biết gì về bệnh ung thư đường tiêu hóa?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư đường tiêu hóa mặc dù là bệnh nguy hiểm, dễ mắc phải nhưng có thể phát hiện sớm và điều trị thành công. Mời các bạn cùng theo dõi lời giải đáp của bác sĩ bệnh viện Thu Cúc về bài trắc nghiệm: Bạn biết gì về bệnh ung thư đường tiêu hóa lần trước nhé.
Bài trắc nghiệm:  Xem chi tiết Tại đây.
1. Có mấy bệnh ung thư ở đường tiêu hóa thường gặp nhất?

Đáp án C. 5 bệnh

Ung thư đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các loại bệnh ung thư. Các 5 bệnh ung thư ở đường tiêu hóa thường gặp nhất là dạ dày – gan –  đại tràng – trực tràng – thực quản.

2. Trong các bệnh ung thư ở đường tiêu hóa, bệnh nào dễ mắc phải nhất?

Đáp án B. Ung thư dạ dày

Mỗi năm, tại nước ta có đến gần 12.000 người mắc mới ung thư dạ dày trong đó khoảng 8.000 người tử vong, cao gấp khoảng 4 lần so với các nước cùng khu vực Đông Nam Á.

Ung thư dạ dày là bệnh lý thường gặp nhất ở đường tiêu hóa

Ung thư dạ dày là bệnh lý thường gặp nhất ở đường tiêu hóa

Nếu như trước đây, ung thư dạ dày thường gặp ở người cao tuổi – 2/3 số ca được chẩn đoán trên 65 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng, dưới 40 tuổi cũng có thể bị ung thư dạ dày.

3. Bệnh ung thư ở đường tiêu hóa nào nguy hiểm nhất?

Đáp án A. Ung thư gan

Ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở Việt Nam, chiếm 27,1% tử vong do các nguyên nhân ung thư. Trung bình mỗi năm có  khoảng 25.000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Hơn 90% các ca ung thư gan tử vong do nhiễm vi rút viêm gan.

4. Ung thư đường tiêu hóa chủ yếu do?

Đáp án D. Cả B và C

Ung thư ở đường tiêu hóa có liên quan tới chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học như ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, rượu bia… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, việc mắc các bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mạn tính, bệnh Crohn, nhiễm vi khuẩn HP, nhiễm virus viêm gan B, C… cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.

5. Nếu gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hóa, bạn có khả năng bị bệnh không?

Đáp án B. Có

Mặc dù bệnh ung thư đường tiêu hóa không di truyền nhưng nó có liên quan tới yếu tố gen. Theo đó, nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột mắc ung thư ở đường tiêu hóa thì bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh.

6. Bệnh ung thư đường tiêu hóa được chia làm mấy giai đoạn chính?

Đáp án C. 4 giai đoạn

Các bệnh lý ung thư nói chung và các bệnh ung thư ở đường tiêu hóa nói riêng đều được chia làm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn I: Kích thước khối u nhỏ, khu trú tại vị trí xuất hiện bệnh là gan hoặc dạ dày… chưa xâm lấn ra bên ngoài.
  • Giai đoạn II: Khối u có kích thước to dần lên và chưa có dấu hiệu xâm lấn ra các cơ quan xung quanh
  • Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã vượt ra khỏi thành của cơ quan bị bệnh, bắt đầu có dấu hiệu xâm lấn sang các hạch bạch huyết  lân cận
  • Giai đoạn IV: Tế bào ung thư phát triển không kiểm soát, xâm lấn và di căn xa sang các vị trí khác trong cơ thể như xương, não, phổi….

7. Triệu chứng của bệnh ung thư đường tiêu hóa là gì?

Đáp án D. Cả B và C

Khi có vấn đề ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư ở khu vực này, tùy vào vị trí xuất hiện khối u là đường tiêu hóa trên: dạ dày – thực quản hay đường tiêu hóa dưới: đại trực tràng – hậu môn mà bạn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng cụ thể.

Các triệu chứng của bệnh ung thư sẽ tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe

Các triệu chứng của bệnh ung thư sẽ tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe

Ví dụ ung thư ở đường tiêu hóa trên sẽ gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, khó nuốt, đau tức vụng, chướng bụng, nôn, đại tiện phân đen

Ung thư ở đường tiêu hóa dưới sẽ gây ra tình trạng thay đổi thói quen đại tiện, đi ngoài ra máu, sụt cân nghiêm trọng…

8. Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa?

Đáp án C. Cả A và B

Thông thường, với tất cả các bệnh lý ung thư, để phát hiện sớm bệnh chúng ta cần quan sát cơ thể để nhận thấy những dấu hiệu bất thường. Với ung thư ở đường tiêu hóa bạn có thể phát hiện bệnh khi thấy những dấu hiệu bất thường diễn ra liên tục và kéo dài như đau bụng, đi ngoài ra máu, chán ăn, mệt mỏi…

Lúc đó bạn cần tới bệnh viện để thăm khám ngay. Qua tầm soát ung thư, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chẩn đoán từ cơ bản tới chuyên sâu như xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp CT… bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh.

Việc chủ động tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ đang được khuyến khích áp dụng với tất cả mọi người, đặc biệt những người trên 40 tuổi và có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh.

9. Điều trị ung thư ở đường tiêu hóa bằng phương pháp nào?

Đáp án D. Cả 3 phương án trên

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị ung thư thường được áp dụng là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy vào từng loại ung thư, kích thước, vị trí xuất hiện khối u, độ tuổi, thể trạng sức khỏe từng người, giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phẫu thuật thường được áp dụng ở giai đoạn đầu, khi khối u còn nhỏ và khu trú trong cơ quan bị bệnh, chưa xâm lấn ra bên ngoài.

Ở giai đoạn tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị kết hợp hóa trị trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u. Hóa trị đơn lẻ nhằm giảm triệu chứng và tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể…

Tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh (nếu có)

Tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh (nếu có)

10. Bệnh ung thư ở đường tiêu hóa nào có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất khi phát hiện sớm?

Đáp án A. Ung thư đại tràng

Tất cả các bệnh lý ung thư nói chung nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn việc phát hiện và chữa trị ở giai đoạn muộn. Với ung thư ở đường tiêu hóa, ung thư đại tràng có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất ở giai đoạn đầu là 92%

Trong khi đó, ung thư dạ dày: 71%, ung thư thực quản 60%, ung thư trực tràng 87%

11. Bệnh nào tỷ lệ sống thấp ngay cả phát hiện sớm?

Đáp án A. Ung thư gan

Ung thư gan là bệnh nguy hiểm và có tiên lượng sống khá dè dặt. Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 30,5%

12. Phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa bằng cách nào?

Đáp án C. Cả 2 phương án trên

Ung thư đường tiêu hóa do nhiều yếu tố khác nhau gây ra trong đó có chế độ ăn uống thiếu khoa học. Vì thế, để phòng bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ăn những thực phẩm đảm bảo kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, vận động hàng ngày.

Bên cạnh đó, khi mắc các bệnh ở đường tiêu  hóa cần điều trị triệt để chúng để tránh nguy cơ tiến triển mạn tính, hình thành tế bào ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng cần chủ động tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ bởi có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà không thể phòng ngừa, ví dụ tiền sử gia đình, tuổi tác, giới tính…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital