Giải đáp thuốc trị cảm lạnh cho bé nên và không dùng

Tham vấn bác sĩ

Nên dùng thuốc trị cảm lạnh cho bé nào thì đúng và mang lại hiệu quả điều trị tốt? Đây hiện là thắc mắc của không ít bố mẹ đang có con nhỏ. Đừng bỏ qua bài viết này để được giải đáp các thuốc giúp trị cảm lạnh cho trẻ nhỏ nên và không nên dùng nhé.

1. Có nên tự mua thuốc trị bệnh cảm lạnh cho trẻ không?

Thuốc OTC là một thuật ngữ trong ngành y dược, ý chỉ những thuốc có thể dễ dàng mua bán tại các nhà thuốc mà không cần đơn kê từ bác sĩ. Các thuốc thuộc nhóm OTC thường dùng để điều trị những bệnh đơn giản, dễ gặp như: cảm cúm, cảm lạnh, táo bón, dị ứng. Theo đó, khi mua thuốc OTC, người dùng chỉ cần tuân thủ chỉ định của dược sĩ nhà thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Cảm lạnh ở trẻ em là một bệnh thông thường, dễ gặp. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng có thể ra nhà thuốc mua thuốc điều trị là được. Điều này không hẳn sai. Tuy nhiên, năm 2009, Ủy ban Hội đồng Thuốc Anh (CHM) đã đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng thuốc ho và cảm lạnh cho trẻ em nhóm dưới 12 tuổi. Đồng thời, Cơ quan quản lý về thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) cũng khuyên rằng thuốc OTC trị ho và trị cảm lạnh không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ từ 6 – 12 tuổi vẫn có thể dùng các chế phẩm thuốc giảm ho, long đờm và thông mũi, nhưng nên có chỉ định từ bác sĩ và điều trị trong không quá 5 ngày.

Giải đáp thuốc trị cảm lạnh cho bé nên và không dùng-1

Người chăm sóc không tự ý mua thuốc điều trị bệnh cảm lạnh cho trẻ nhỏ

Như vậy, các bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị cảm lạnh cho các bé từ 12 tuổi trở xuống. Để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bố mẹ nên cho con đi khám bác sĩ. Sau thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị với đơn thuốc phù hợp nhất với từng bé. Mục đích để bệnh điều trị bệnh nhanh khỏi, hạn chế nguy cơ tác dụng phụ hay trở nặng có thể xảy ra khi bé dùng thuốc.

2. Các thuốc trị cảm lạnh cho bé thường dùng

Trẻ mắc cảm lạnh có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 – 2 tuần nếu được chăm sóc và điều trị tốt, đúng cách. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh cảm lạnh, do đó thuốc trị cảm lạnh cho bé sẽ kê để điều trị các triệu chứng mà bé gặp phải.

2.1. Thuốc thông mũi cho bé cảm lạnh

Đa số trẻ cảm lạnh đều sẽ gặp phải triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Điều này khiến bé cảm thấy khó thở, cơ thể thêm mệt mỏi. Do đó, trẻ khi bị cảm lạnh có thể được chỉ định dùng thuốc thông mũi nếu cần.

Tuy nhiên, các thuốc thông mũi có thể gây tác dụng phụ làm tăng huyết áp, nhịp tim và cả sự tỉnh táo của trẻ. Hệ quả gây ra tình trạng trẻ bị khó ngủ, khó vào giấc. Vì thế bố mẹ chỉ cho bé dùng thuốc thông mũi khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bố mẹ cũng cần tuân thủ cho bé dùng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

2.2. Thuốc giảm ho cho bé cảm lạnh

Ho là triệu chứng mà hầu hết bé bị cảm cúm đều sẽ gặp phải. Do đó, bé cảm lạnh thường được bác sĩ kê thuốc điều trị giảm ho.

Các thuốc giảm ho cho bé cảm lạnh được dùng phổ biến có thể kể đến như: Codein, Dextromethorphan hay Pholcodin. Các thuốc giảm ho dạng siro thường được ưu tiên dùng cho trẻ hơn vì rất dễ uống.

Bé cảm lạnh thường được bác sĩ kê thuốc điều trị giảm ho

Bé cảm lạnh thường được bác sĩ kê thuốc điều trị giảm ho

Lưu ý rằng, codein chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi, thuốc cũng dễ gây tác dụng phụ là táo bón và nguồn ngủ. Vì thế, nhóm trẻ dưới 12 tuổi sẽ thường được dùng thuốc trị ho là  Pholcodine và Dextromethorphan.

2.3. Thuốc long đờm cho bé cảm lạnh

Long đờm là thuốc cũng thường được kê điều trị cho các bé mắc cảm lạnh. Thuốc này có tác dụng giúp tăng dịch tiết trên đường hô hấp của trẻ. Nhờ đó, độ nhớt của chất dịch nhầy được giảm xuống, đờm trong đường hô hấp của trẻ dễ dàng được tống ra hơn, bé dễ thở hơn.

2.4. Thuốc kháng histamin cho trẻ cảm lạnh

Thuốc kháng histamin có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ho cho bé. Vì thế thuốc này cũng hay được kê đơn cho dùng cho trẻ mắc cảm lạnh.

Hiện nay, thuốc kháng histamin có 2 thế hệ gồm:

– Thuốc kháng histamin thế hệ 1: Bao gồm các thuốc có hoạt chất như promethazin, diphenhydramin,clorpheniramin… Thuốc thuộc nhóm thế hệ 1 này có đặc trưng là tác dụng ngắn nên cần dùng nhiều lần trong ngày. Tác dụng phụ của thuốc là khiến bé hay buồn ngủ, ngủ nhiều hơn.

– Thuốc kháng histamin thế hệ 2: Bao gồm các thuốc có hoạt chất như cetirizin, desloratadine hay loratadin. Thuốc thuộc nhóm thế hệ 2 này có ưu điểm là không gây buồn ngủ, tác dụng trong thời gian dài nên thường được nhiều người ưu tiên dùng hơn.

2.5. Thuốc giảm đau hạ sốt

Trong các trường hợp thật sự cần thiết, trẻ mắc cảm lạnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau hạ sốt. Hiện nay, trẻ cảm lạnh có thể dùng 2 loại thuốc hạ sốt là paracetamol  hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, paracetamol thì có thể gây tác dụng phụ là làm tổn thương gan, còn ibuprofen thì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày khiến bé bị khó chịu.

3. Các thuốc bé cảm lạnh không nên dùng

Bố mẹ nên đưa trẻ cảm lạnh đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc đúng, hiệu quả

Bố mẹ nên đưa trẻ cảm lạnh đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc đúng, hiệu quả

Nhiều bố mẹ vì chưa hiểu đúng bản chất của bệnh nên dẫn đến việc mua sai thuốc dùng cho con. Điều này lợi bất cập hại, thậm chí có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.

Khi có con mắc cảm lạnh, bố mẹ cần lưu ý không tự ý mua các thuốc sau cho bé uống:

– Thuốc kháng sinh. Trẻ bị cảm lạnh là do nhiễm virus, trong khi kháng sinh không hề có tác dụng diệt virus, nên trường hợp này sử dụng kháng sinh trị bệnh là không cần thiết và không đúng.

– Thuốc hạ sốt Aspirin. Bố mẹ tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này được khuyến cáo có thể gây nguy cơ mắc Reye – một hội chứng rất nguy hiểm, dễ gây tử vong ở trẻ.

Ngoài ra, các bố mẹ khi điều trị bệnh cảm lạnh cho trẻ cũng không nên lạm dụng bất kì thuốc điều trị triệu chứng nào. Mọi thuốc trị cảm lạnh cho bé đều cần được chỉ định của bác sĩ. Như đã khẳng định, khi phát hiện trẻ xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh, cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa con đến Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm khám, chẩn đoán bệnh và hỗ trợ điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital