Giải đáp: Thức khuya có đau dạ dày không?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Thói quen sinh hoạt, làm việc, vui chơi về khuya cực kỳ xấu và khiến cơ thể nhanh chóng bị huỷ hoại, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa. Vậy thức khuya có đau dạ dày không? cải thiện như thế nào. Hãy cùng theo dõi câu trả lời dưới đây để được giải đáp!

1. Giải đáp: Thức khuya có đau dạ dày không?

Câu trả lời là “Có” bởi vì thức khuya ảnh hưởng đến dạ dày rất lớn. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày khi thức khuya:

1.1. Thức khuya có đau dạ dày không? – Gây tăng acid dịch vị

Đêm là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động. Trong đó cơ quan trong hệ tiêu hóa lúc này cũng hoạt động ít hơn, các tế bào niêm mạc dạ dày cần phải nghỉ ngơi để phục hồi và tái tạo lại. Do vậy nếu bạn thức khuya sẽ khiến dạ dày sẽ bị tiết nhiều acid dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây tình trạng trào ngược dạ dày, thậm chí nếu thức khuya kéo dài sẽ có nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

1.2. Thức khuya khiến tăng áp lực lên hệ tiêu hóa

Như đã nói ở trên, thức khuya sẽ làm cho dạ dày tăng tiết acid dịch vị nhiều hơn. Lúc này sẽ khiến bụng bạn cảm thấy đói cồn cào, khó chịu. Nên khi đó, bạn sẽ ăn uống làm cho hệ tiêu hóa lại phải tiếp tục hoạt động, không được nghỉ ngơi. Đây chính là nguyên nhân khiến thức khuya làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh, ăn nhiều chất béo, sử dụng đồ có cồn, có gas, chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra các tình trạng như: rối loạn tiêu hóa, viêm niêm mạc dạ dày, đồng thời cũng gây ra các bệnh lý khác: huyết áp cao, tim mạch, béo phì…

Thức khuya không những gây ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa mà nó còn kéo theo một loạt các ảnh hưởng khác:

Suy giảm trí nhớ

– Rối loạn nội tiết

– Da bị lão hóa

– Thị lực giảm

– Rối loạn chuyển hóa

Thức khuya có đau dạ dày không?

Thức khuya sẽ khiến dạ dày sẽ bị tiết nhiều acid dịch vị và gây đau

1.3. Thức khuya có đau dạ dày không? – Do tăng hoạt động của hại khuẩn

Thức khuya sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh lý học của vi khuẩn đường ruột. Vì trong khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau là lúc cơ thể sản sinh ra nhiều hormone quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu thức khuya sẽ gây cản trở quá trình sản sinh ra hormone, từ đó hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu dần, làm cho vi khuẩn, virus có hại dễ tấn công gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong trường hợp vi khuẩn Hp tăng nhanh có thể gây đau dạ dày, viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Đây cũng là lý do khiến thức đêm dễ đau dạ dày.

2. Khắc phục tình trạng đau dạ dày do thức khuya

Để khắc phục được tình trạng thức khuya đau dạ dày. Người bệnh có thể tham khảo và thực hiện theo các cách dưới đây:

2.1. Chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh đau dạ dày. Bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống sao cho hợp lý và phù hợp với tình trạng bệnh:

– Bổ sung đủ lượng nước từ 1-2 lít cho cơ thể mỗi ngày.

– Nên tập ăn chậm, nhai kỹ.

– Không nên ăn các loại thực phẩm sống, các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, lên men…

– Hạn chế các loại nước ngọt có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích.

– Không nên để bụng ăn quá no. Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày giúp hệ tiêu hóa được giảm áp lực.

– Không nằm ngay sau khi ăn no dễ khiến xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày. Nên nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng cho tiêu hóa.

Chế độ ăn uống khoa học

Nên bổ sung đủ lượng nước từ 1-2 lít cho cơ thể mỗi ngày.

2.2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Thói quen sinh hoạt lành mạnh là yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần giúp cải thiện bệnh đau dạ dày, như:

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc từ 7-8 tiếng/ngày, không thức khuya.

– Không làm việc quá sức, nên cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

– Không ăn đêm để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa,

– Nên duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh tình trạng bị thừa cân béo phì,

– Nên tập luyện thể thao đều đặn hằng ngày để nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn một trong những môn thể thao như đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,… Những hoạt động này sẽ khiến máu được lưu thông tốt hơn để giúp có giấc ngủ ngon hơn.

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, không để bị căng thẳng kéo dài.

2.3. Duy trì một số thói quen

Những thói quen hằng ngày này sẽ giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn:

– Tắm nước ấm: Tắm nước ấm sẽ giúp cơ thể được thư giãn, đánh bay mọi căng thẳng và nhanh chóng giúp bạn đi vào giấc ngủ cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn tốt hơn.

– Đọc sách: Việc đọc sách vừa giúp thư giãn vừa tạo cảm giác cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.

– Nghe nhạc: Những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ấm giúp bạn thư giãn và đưa bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng.

– Thiền: Ngồi thiền trước khi đi ngủ có thể giúp bạn gạt bỏ mọi lo lắng, buồn phiền, đồng thời giúp tinh thần thoải mái, hạn chế tình trạng rối loạn giấc ngủ.

– Tư thế ngủ: Khi ngủ, bạn không nên gối đầu quá cao hoặc quá thấp, cũng như tránh nằm sấp. Bạn nên thả lỏng cơ thể để giúp cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.

– Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, tam thất, tâm sen đều có tác dụng giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.  Nếu muốn dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn thì bạn nên uống 1 cốc trà thảo mộc trước khi đi ngủ từ 1- 2 tiếng.

Duy trì một số thói quen

Tắm nước ấm sẽ giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn tốt hơn.

Ở bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc “Thức khuya có đau dạ dày không?” và những biện pháp khắc phục tình trạng này để bạn có một giấc ngủ sâu hơn. Hy vọng rằng qua những thông tin hữu ích trong bài này sẽ giúp bạn duy trì được thói quen ngủ đúng giờ, tránh thức khuya để dạ dày luôn khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital