Giải đáp thắc mắc: Nhiệt miệng nên ăn gì cho mau khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê
Nhiệt miệng không phải là bệnh nặng nhưng lại gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nhiệt miệng nên ăn gì cho mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau.

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

nhiệt miệng nên ăn gì

Nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như ăn nhiều đồ ăn cay, nóng, vệ sinh răng miệng không tốt,…

Nhiệt miệng không phải là bệnh nặng nhưng lại gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân chính gây bệnh nhiệt miệng là do nóng trong, ăn uống nhiều thức ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Ngoài ra còn nguyên nhân từ bên ngoài như nắng nóng, nhiệt độ cao gây nóng trong người cũng khiến cho miệng bị lở loét.

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi… Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ vất vả. Để trả lời cho câu hỏi nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi, bài viết sau sẽ cho bạn thêm một số kiến thức vô cùng hữu ích.

2. Nhiệt miệng nên ăn gì cho mau khỏi?

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên ăn những đồ ăn sau:

2.1 Sữa chua

nhiệt miệng nên ăn sữa chua

Người bị nhiệt miệng có thể ăn sữa chua để giúp các vết thương ít bị cọ xát và mau lành hơn so với các đồ ăn cay, nóng, hay cứng.

Sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và cơ thể. Ăn sữa chua sẽ giúp nhanh liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt mới.

2.2 Ăn nhiều rau xanh, hoa quả

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả nhằm hạn chế tổn thương niêm mạng và làm nhanh vết thương trong miệng khi đã có loét.

2.3 Bổ sung vitamin

bị nhiệt miệng nên bổ sung vitamin để vết thương nhanh lành

Khi bị nhiệt miệng bạn nên bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin C để giúp vết thương mau lành hơn.

Nhiều người vì sợ bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả gây đau, sót tại các vị trí bị nhiệt miệng nhưng vitamin B, C, sắt và acid folic có thể giúp phòng loét miệng và làm lành vết thương. Vì vậy khi bị nhiệt miệng bạn vẫn nên bổ sung đầy đủ vitamin C.

2.4 Ăn đồ ăn mềm, mát 

Trong thời gian bị nhiệt miệng bạn nên ăn các đồ ăn mềm như cháo, súp, rong biển,… các đồ ăn mát như dưa chuột, dưa hấu,… Đồng thời uống thêm các loại nước thanh nhiệt, giải độc như nước lọc, trà xanh, nhân trần, rau má,…

Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng bạn cần đặc biệt hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, tỏi , ớt,… sẽ làm chậm diễn tiến của bệnh khiến những vết nhiệt mau lành lại.

Bên cạnh việc ăn uống khi bị nhiệt miệng bạn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng, không được vì đau mà không vệ sinh, việc vệ sinh cần nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng vì nước muối cũng có khả năng làm các vết loét nhanh lành hơn. Và nên đi thăm khám sớm với bác sĩ nếu như các biểu hiện trên không có dấu hiệu đỡ và bạn cũng chấm dứt tình trạng nhiệt miệng sớm hơn.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital