Cũng giống như tình trạng cận thị hay viễn thị, loạn thị cũng được xếp vào một trong những tật khúc xạ thường gặp. Tình trạng loạn thị cũng được chia độ tương ứng với mức độ nghiêm trọng ở mỗi người. Vậy, loạn thị liệu có thể tăng độ không và loạn 2 độ có nặng không?
Menu xem nhanh:
1. Bị loạn thị sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Nếu như bạn cho rằng loạn thị chưa đáng ngại như cận thì, bạn đã nhầm. Loạn thị cũng là một dạng tật khúc xạ ở mắt như cận thị, viễn thị. Tình trạng này xảy ra khi hình ảnh thu được không thể hội tụ tại võng mạc khi đi vào mắt. Từ đó, mọi thứ trở nên mờ lòa hơn.
Theo phân tích của các chuyên gia, khi giác mạc bị bẻ cong hay biến dạng, tình trạng loạn thị sẽ xảy ra. Loạn thị không chừa bất cứ một đối tượng, độ tuổi nào. Thời gian gần đây, loạn thị thường phổ biến hơn ở đối tượng trẻ trên 5 tuổi.
Giác mạc là bộ phận cho phép ánh sáng đi vào trong mắt, hình dạng chỏm cầu, nằm trước nhãn cầu. Khi độ cong của giác mạc thay đổi, biến dạng, các tia sáng đi vào mắt có thể hội tụ tại nhiều điểm khác nhau, gây ra loạn thị. Ngoài ra, thủy tinh thể thay đổi hình dạng cũng có thể dẫn tới loạn thị.
Loạn thị gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và dẫn đến một số triệu chứng như sau:
– Hình ảnh mờ lòa, méo mó.
– Gặp khó khăn khi cố gắng nhìn xa và cả khi nhìn gần.
– Tầm nhìn bị hạn chế, dao động.
– Thường xuyên cảm thấy mắt nhức, mỏi.
– Đau mỏi mắt nhiều, dẫn đến đau đầu.
– Khó nhìn, nhất là trong điều kiện ánh sáng quá lóa hoặc quá kém.
Tuy nhiên, với những trường hợp loạn thị nhẹ, những triệu chứng ở trên có thể không quá rõ ràng. Tuy nhiên, nếu số độ loạn thị trở nên nặng hơn thì thị lực có thể tiếp tục giảm và cần được sử dụng kính ortho-K để điều chỉnh, cải thiện khả năng nhìn tốt hơn. Vậy, độ loạn bao nhiêu được cho là nặng?
2. Những mức độ của loạn thị và loạn 2 độ liệu đã là nặng hay chưa?
2.1. Loạn 2 độ có nặng không, cần dựa trên các mức độ của loạn thị
– Loạn thị nhẹ
Loạn thị nhẹ khi độ loạn của mắt dưới 1,0 diop. Đa phần những trường hợp loạn thị nhẹ chưa cần đeo kính và điều trị để cải thiện thị lực. Nhiều trường hợp thậm chí không cảm thấy có bất cứ triệu chứng nào khác thường.
– Loạn thị mức độ vừa phải
Tình trạng mắt từ 1,0 đến 2,0 diop được được đánh giá là loạn thị mức độ vừa phải. Mặc dù thị giác, tầm nhìn có thể bình thường nhưng một vài biểu hiện có thể rõ ràng hơn. Thị lực cũng có thể bị ảnh hưởng và dần yếu đi.
– Loạn thị mức độ nặng
Mắt từ 2,0 đến 3,0 diop được đánh giá là loạn thị nặng. Thị lực lúc này có thể bị suy giảm nghiêm trọng. Tầm nhìn hạn chế, hình ảnh có thể mờ ảo, không rõ nét. Bên cạnh đó, tình trạng này kéo dài cũng ảnh hưởng tới hệ thần kinh, khiến cho bạn thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt.
– Loạn thị mức độ nghiêm trọng
Mức 3,0 diop trở lên được đánh giá là loạn thị ở mức nghiêm trọng. Tình trạng này cần điều trị bằng với những loại kính phù hợp. Ngoài ra, nếu cần thiết, bạn có thể thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng của bản thân.
Vậy nên, có thể đánh giá trạng thái loạn 2 độ là nặng và cần chú ý hơn để độ loạn không tăng lên.
2.2. Loạn 2 độ có nặng không và có thể tự khỏi không?
Tình trạng loạn 2 độ được nhận định là loạn mức độ nặng và cần phải chú ý theo dõi để tránh độ tăng, hạn chế khả năng nhìn của mắt. Khoảng từ 25 tuổi, cơ thể con người hầu như ngừng phát triển. Vì thế nên kích cỡ của nhãn cầu cũng không thay đổi hình dạng. Như vậy, sự bất tương xứng giữa công suất khúc xạ mắt và chiều dài của trục nhãn cầu cũng không thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc tật khúc xạ khi ở độ tuổi này cũng không có thay đổi đặc biệt.
Nhiều người cho rằng loạn thị nhẹ có thể chữa được. Tuy nhiên, chức năng thị giác thường không bị ảnh hưởng khi gặp vấn đề này và vì vậy cũng không cần can thiệp điều trị. Từ 25 tuổi trở đi, nếu tình trạng loạn thị nhẹ vẫn tiếp diễn thì bạn không cần lo lắng về việc tật khúc xạ này sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhìn của mắt.
3. Điều trị tình trạng loạn thị nặng có những phương pháp nào?
Trường hợp loạn nặng, bạn cần phải tìm hiểu về những phương pháp điều trị đang được áp dụng để lựa chọn chính xác, phù hợp. Các biện pháp điều trị sẽ giúp cải thiện thị lực, phòng tránh trường hợp nhược thị sau này.
– Sử dụng kính thuốc: Đeo kính thuốc giúp điều chỉnh hiệu quả độ loạn thị. Biện pháp này được sử dụng phổ biến vì tính an toàn, hiệu quả, không để lại biến chứng và dễ thực hiện. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp có mức chi phí thực hiện tiết kiệm nhất trong những phương pháp hiện nay.
– Phẫu thuật: Đối với những trường hợp loạn thị, mức độ loạn nghiêm trọng mà việc sử dụng kính thuốc không cải thiện được, bệnh nhân có thể được tư vấn về phương án phẫu thuật. Không giống với phẫu thuật thông thường, phẫu thuật mắt sử dụng laser nhằm thay đổi khúc xạ từ việc định hình nhu mô giác mạc, thay đổi khúc xạ từ việc gạt bỏ biểu mô giác mạc.
– Ortho-K (Orthokeratology): Kính Ortho-K là loại kính áp tròng cứng được sử dụng trong điều trị tật khúc xạ. Thiết kế của kính Ortho-K giúp bạn có thể sử dụng kính vào ban đêm. Khi sử dụng kính, hình dạng của giác mạc sẽ được thay đổi trong khi ngủ, giúp cải thiện thị lực của mắt vào ngày hôm sau.
Loạn thị có diễn biến chậm nhưng kéo dài. Triệu chứng không bộc lộ quá nhiều. Vì vậy rất nhiều người chủ quan và dần vướng vào tình trạng nhược thị, khó giải quyết.
Việc khám mắt, kiểm tra thị lực thường xuyên là rất quan trọng và có thể giúp bạn ngăn ngừa việc tăng độ loạn. Bên cạnh đó, những câu hỏi như loạn 2 độ có nặng không sẽ được giải đáp dễ dàng hơn.
Hiện nay, tại chuyên khoa Mắt Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, các loại máy móc, thiết bị được sử dụng trong việc kiểm tra tật khúc xạ của mắt được đầu tư hiện đại, đảm bảo kết quả thăm khám chính xác. Ngoài ra, với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm, người bệnh sẽ được tư vấn chính xác tình trạng thị lực của bản thân và được hướng dẫn, tư vấn sử dụng phương pháp điều trị, cải thiện loạn thị sao cho hiệu quả.