Giải đáp: Sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Sụp mí là một vấn đề nhãn khoa ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến diện mạo của bệnh nhân. Tuy nhiên, diện mạo, sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực không? Nếu đây là vấn đề bạn đang thắc mắc, đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI ngay để biết câu trả lời, bạn nhé!

1. Khái niệm sụp mí

Khi một người nhìn thẳng và mí trên mắt không ở vị trí bình thường mà sa xuống thấp hơn, chúng ta nói người đó bị sụp mí. Sụp mí có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mắt. Trường hợp xuất hiện ở cả hai bên mắt, sụp mí có thể cân xứng hoặc không.

Sụp mí là tình trạng mí trên mắt không ở vị trí bình thường mà sa xuống thấp hơn.

Tình trạng mí trên mắt không ở vị trí bình thường mà sa xuống thấp hơn gọi là sụp mí.

2. Phân loại sụp mí

Có tất cả 3 loại sụp mí, 3 loại sụp mí này được xác định theo mức độ mí sụp. Cụ thể, chúng là:

– Sụp mí độ I: Sụp mí độ I hay sụp mí nhẹ.

– Sụp mí độ II: Sụp mí độ II hay sụp mí trung bình.

– Sụp mí độ III: Sụp mí độ III hay sụp mí nặng.

3. Giải đáp thắc mắc: Sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực không?

Sụp mí có thể ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân hoặc không, tùy thuộc vào loại sụp mí mà bệnh nhân mắc. Theo đó, nếu bệnh nhân sụp mí độ I hay sụp mí nhẹ, thị lực của bệnh nhân không bị ảnh hưởng. Còn nếu bệnh nhân sụp mí độ II, độ III hay sụp mí trung bình và sụp mí nặng, thị lực của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Cụ thể, bệnh nhân sụp mí trung bình, thị lực bị ảnh hưởng một phần, bệnh nhân phải nâng cằm bất thường để quan sát xung quanh. Bệnh nhân sụp mí nặng, thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần được điều trị càng sớm càng tốt, không trì hoãn.

4. Nguyên nhân sụp mí

Sụp mí có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, nguyên nhân phát sinh sụp mí có thể là:

– Bẩm sinh: Bẩm sinh là nguyên nhân của 55 – 75% tổng số ca sụp mí. Với tỷ lệ này, có thể khẳng định, nguyên nhân phát sinh sụp mí phổ biến nhất là sụp mí. Sụp mí bẩm sinh xuất hiện ngay khi bệnh nhân chào đời và có thể đi kèm một số bất thường khác tại vùng mặt, mắt, như bất thường về khúc xạ, bất thường về vận nhãn và bất thường về sọ mặt. Bệnh nhân sụp mí bẩm sinh hầu hết là chỉ sụp một bên mí (khoảng 75%).

– Tuổi tác: Sụp mí tuổi tác chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, khi cân cơ nâng mi đảm nhận trách nhiệm giúp mí vận động bị giãn hoặc rách đột ngột do tuổi tác.

– Các tổn thương vật lý: Như tổn thương do dụi mắt liên tục thời gian dài, do sử dụng kính áp tròng chất lượng thấp, do phẫu thuật mắt,…

– Các bệnh lý khác: Như u nang ở mắt, vấn đề về cơ, vấn đề về thần kinh,…

5. Biến chứng sụp mí

Như đã chia sẻ trong mục 3, sụp mí làm hệ thị giác không thể hoạt động bình thường. Nhưng tác hại của sụp mí không chỉ dừng lại tại đó, bởi tình trạng không thể hoạt động bình thường của hệ thị giác nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển đến nhược thị, lác,…

Sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực không?

Sụp mí không điều trị có thể khiến bệnh nhân bị lác.

Ngoài ra, đôi khi, sụp mí không phải là một vấn đề nhãn khoa riêng biệt mà là một biểu hiện của các bệnh lý khác như nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III do u não,… Các bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân tử vong, nếu không được điều trị kịp thời.

6. Điều trị sụp mí

Để hạn chế nguy cơ sụp mí và các bệnh lý có biểu hiện sụp mí biến chứng, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín gần nhất để được chuyên gia thăm khám và điều trị.

Tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt, sụp mí được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó:

– Thăm khám lâm sàng: Chủ yếu là chuyên gia nhãn khoa sẽ cẩn thận khai thác một số thông tin sau của bệnh nhân: Bệnh sử gia đình. Thời điểm xuất hiện và diễn biến sụp mí. Các bất thường khác đi kèm sụp mí (nếu có), như: Song thị, suy giảm thị lực, đau nhức mắt, đau nhức đầu, yếu bại cơ, nói ngọng, khó nuốt, có tiếng gió thổi bên tai,… Danh sách các thăm khám cận lâm sàng bệnh nhân đã thực hiện, danh sách các điều trị bệnh nhân đã áp dụng và đáp ứng của mỗi điều trị. Diễn biến chi tiết trong và sau mỗi điều trị cụ thể,…

– Thăm khám cận lâm sàng: Chuyên gia nhãn khoa có thể sẽ chỉ định một số thăm khám cận lâm sàng các khu vực tai mũi họng, hàm mặt, nội tiết, lồng ngực, thần kinh,…

Sau thăm khám, tùy thuộc mức độ và nguyên nhân sụp mí, chuyên gia nhãn khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân. Mặc dù, phương pháp điều trị có thể khác nhau, mọi bệnh nhân sụp mí đều phải trải qua 3 nội dung điều trị như sau: Thứ nhất, điều trị nguyên nhân sụp mí. Thứ hai, điều trị tình trạng sụp mí, hay phẫu thuật nâng mí sụp. Thứ ba, điều trị biến chứng sụp mí và các tổn thương kèm theo sụp mí, như tổn thương nhãn cầu, rối loạn vận nhãn,…

Về điều trị tình trạng sụp mí, hiện tại, chúng ta có 2 nhóm phẫu thuật nâng mí sụp là:

– Phẫu thuật làm ngắn mí trên: Phẫu thuật làm ngắn mí trên được chỉ định cho bệnh nhân có chức năng cơ vận mí tốt hoặc khá. Phẫu thuật có ưu điểm là bảo tồn được chức năng cơ vận mí, đảm bảo được sự đồng bộ trong vận động của mí mắt và nhãn cầu, kết quả phẫu thuật có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phẫu thuật có nhược điểm là thường điều chỉnh thiếu nên tình trạng sụp mí dễ tái phát.

– Phẫu thuật sử dụng sự hỗ trợ của các cơ lân cận: Phẫu thuật sử dụng sự hỗ trợ của các cơ lân cận được chỉ định cho bệnh nhân có chức năng cơ vận mí kém hoặc không còn. Phẫu thuật có nhược điểm là không đảm bảo được sự đồng bộ trong vận động của mí mắt và nhãn cầu, kết quả phẫu thuật có tính thẩm mỹ không cao.

Sụp mí được điều trị bằng các phẫu thuật nâng mí sụp.

Các phẫu thuật nâng mí sụp có thể cải thiện tình trạng sụp mí.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực không. Để biết thêm thông tin chi tiết về sụp mí, liên hệ Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital