Giải đáp: Răng số 8 mọc ngầm phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng mọc ngầm là một trong những trường hợp phức tạp, khó xử lý trong nha khoa. Nếu không được xử lý kịp thời, răng mọc ngầm có thể ảnh hưởng lớn tới các răng khác và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để lắng nghe tư vấn của các bác sĩ nha khoa TCI về băn khoăn răng số 8 mọc ngầm phải làm sao ngay sau đây.

1. Biến chứng của răng số 8 mọc ngầm

Răng số 8 là tên gọi của răng khôn – răng hàm lớn thứ 3 trên cung hàm. Răng khôn mọc rất trễ, thường mọc khi mọi người đã ở độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 25 tuổi. Do có kích thước lớn và nhiều chân răng, lại mọc ở vị trí cuối của cung hàm nên răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm.

Dấu hiệu nhận biết răng khôn số 8 mọc ngầm:

– Lợi sưng đỏ, sờ vào thấy cộm là dấu hiệu cho thấy răng khôn đang mọc ngầm trong cung hàm.

– Mọi người thường cảm thấy đau nhức, cộm cấn trong một khoảng thời gian ngắn lại thôi nhưng không thấy chiếc răng nào nhổ lên.

– Có cảm giác ê buốt ở khu vực quanh răng số 8, khó ăn nhai và có thể đau lan lên thái dương.

– Có cảm giác đắng miệng, hôi miệng do phần nướu bị sưng khiến thức ăn bị mắc kẹt, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây viêm nhiễm.

Răng số 8 là tên gọi của răng khôn - răng hàm lớn thứ 3 trên cung hàm

Răng số 8 là tên gọi của răng khôn – răng hàm lớn thứ 3 trên cung hàm

Đa số các trường hợp răng khôn mọc ngầm đều được bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên nhổ bỏ bởi chúng gây ra rất nhiều hệ lụy như:

– Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thường gây ra những cơn đau, nhức… khiến mọi người khó chịu, ảnh hưởng tới khả năng ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

– Gây xiêu vẹo các răng khác trong cùng hàm do răng khôn thường mọc khi người trưởng thành đã có đủ răng, khi răng khôn mọc không có đủ chỗ nên thường xô đẩy các răng kế cận.

– Mất cân đối khớp cắn do sự sai lệch vị trí của các răng khác trên cung hàm, khiến mọi người khó nhai thức ăn.

– Gây lệch mặt, mất cân đối khung xương mặt khiến mọi người tự ti trong giao tiếp.

– Khó vệ sinh răng miệng khiến thức ăn còn sót lại trong kẽ răng, gây sâu răng, hôi miệng…

– Dễ mắc một số bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng số 7, viêm tủy răng, mất răng…

Do đó, can thiệp kịp thời giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và nhổ răng khôn là chỉ định thường thấy trong nha khoa.

Răng số 8 mọc ngầm phải làm sao? Theo các bác sĩ nha khoa, răng khôn mọc ngầm cần được nhổ bỏ để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra

Răng số 8 mọc ngầm phải làm sao? Theo các bác sĩ nha khoa, răng khôn mọc ngầm cần được nhổ bỏ để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra

2. Răng số 8 mọc ngầm phải làm sao?

Để ngăn ngừa những tác hại nguy hiểm của răng khôn mọc ngầm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng đối với tùy tình trạng của bệnh nhân. Nhổ răng khôn là thủ thuật được đánh giá khá phức tạp trong nha khoa. Do đó, các trường hợp nhổ răng đều phải được thực hiện tại cơ sở nha khoa, bệnh viện bởi bác sĩ chuyên môn cao bằng các phương pháp khoa học. Điều này giúp đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả trong quá trình nhổ răng.

Hiện nay, có nhiều phương pháp nhổ răng khôn số 8 thường được áp dụng, cụ thể như:

2.1. Nhổ răng khôn mọc ngầm bằng kìm

Kìm là dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa, dùng để nhổ răng. Phương pháp này sử dụng kìm, thông qua tác động lực làm gãy chân răng và lấy răng ra khỏi ổ xương hàm. Khi nhổ răng, bác sĩ sẽ dùng kìm để làm lung lay và đứt dây chằng phần chân răng theo chiều từ ngoài vào trong rồi rút răng hàm ra. Nhổ răng bằng kìm áp dụng trong trường hợp răng số 8 còn nguyên vẹn, ít vỡ, chân răng nằm cao hơn bờ xương hàm.

Nhổ răng số 8 bằng kìm diễn ra khá nhanh tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra tình trạng đau nhức sau khi thuốc tê hết tác dụng. Nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, phương pháp này có thể để lại biến chứng như làm tổn thương đến các răng khác, gây viêm lợi…

Phương pháp nhổ răng bằng kìm thông qua tác động lực làm gãy chân răng và lấy răng ra khỏi ổ xương hàm

Phương pháp nhổ răng bằng kìm thông qua tác động lực làm gãy chân răng và lấy răng ra khỏi ổ xương hàm

2.2. Nhổ răng số 8 mọc ngầm bằng cây bẩy

Giống với nhổ răng bằng kìm, bẩy cũng là một dụng cụ quen thuộc thường sử dụng trong việc nhổ răng. Kìm có tác dụng làm đứt dây chằng quanh răng, giúp mở rộng ổ răng và huyệt ổ răng để việc nhổ bỏ răng khôn trở nên dễ dàng hơn. Trong quá trình nhổ răng khôn, các bác sĩ có thể kết hợp bẩy nha khoa và kìm để đưa răng ra ngoài. Bác sĩ sẽ đưa bẩy nhẹ nhàng theo chiều từ ngoài vào trong, xoay và hạ cán bẩy để làm đứt dây chằng chân răng và đưa răng ra ngoài.

Phương pháp nhổ răng bằng bẩy diễn ra nhanh gọn và an toàn trong trường hợp được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, sử dụng dụng cụ được khử trùng khoa học. Do dụng cụ tác dụng trực tiếp lên răng để lấy răng ra khỏi cung hàm nên trước khi nhổ răng cần được tiêm thuốc tê giúp giảm đau. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc sưng nhẹ vùng má. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm tổn thương mô mềm hoặc răng khác trên cung hàm nếu không được xử lý cẩn thận bởi bác sĩ nha khoa.

2.3. Nhổ răng khôn bằng công nghệ Piezotome

Các phương pháp nhổ răng truyền thống có thể gây đau đớn và tổn thương lợi trong quá trình nhổ. Thậm chí nếu không được xử lý kỹ càng, nhổ răng bằng kìm hoặc cây bẩy có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Do đó, để có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả nhổ răng, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát minh công nghệ Piezotome – Công nghệ nhổ răng hiện đại, an toàn, nhanh và hiệu quả bậc nhất hiện nay.

Công nghệ Piezotome được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở nha khoa hiện nay với rất nhiều ưu điểm vượt trội:

– Máy Piezotome được chế tạo dựa trên công nghệ sóng siêu âm cao tần, tác động có chọn lọc vào vị trí răng cần nhổ giúp quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, nhanh chóng, không xâm lấn, không gây sang chấn.

– Máy giúp thay thế tay khoan thẳng hoặc khuỷu theo phương pháp truyền thống trong giai đoạn mở xương, chia cắt chân và thân răng.

– Phương pháp này sử dụng năng lượng rung siêu tần ít làm tổn thương mô mềm, giảm chảy máu và giảm nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật.

– Sau khi nhổ răng bằng Piezotome, mọi người ít cảm thấy đau, sưng nề và vết thương nhanh lành chỉ trong thời gian ngắn.

Với rất nhiều những ưu điểm vượt trội hàng đầu, nhổ răng bằng máy Piezotome chính là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của mọi người hiện nay.

Công nghệ Piezotome - Công nghệ nhổ răng hiện đại, an toàn, nhanh và hiệu quả bậc nhất hiện nay

Công nghệ Piezotome – Công nghệ nhổ răng hiện đại, an toàn, nhanh và hiệu quả bậc nhất hiện nay

3. Những lưu ý cần biết khi nhổ răng mọc ngầm

– Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng và chụp X-quang để xác định vị trí, mức độ khó của răng mọc ngầm.

– Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định cầm máu để phục vụ cho việc điều trị.

– Thông thường, nhổ răng không đau đớn vì đã được gây tê, tuy nhiên sau khi thuốc tê hết tác dụng, mọi người cũng có thể sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ, sưng nề nhẹ ở vùng má.

– Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trước và trong khi nhổ răng.

– Sau khi nhổ răng, người bệnh cần theo dõi sức khỏe trong khoảng 60 phút.

– Nếu vị trí nhổ răng có cảm giác sưng nề, tê đau thì người bệnh có thể chườm lạnh.

– Sử dụng thuốc giảm đau chỉ khi được bác sĩ chỉ định để tránh biến chứng nguy hại có thể xảy ra.

– Chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày sau khi tình trạng răng miệng và vết thương khi nhổ răng đã ổn định trở lại.

– Tránh ăn thực phẩm quá dai cứng, cay nóng sau khi mới nhổ răng để không làm tổn thương nướu và giúp vết thương nhanh lành hơn.

– Tái khám theo chỉ định của bác sĩ hoặc ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường như đau nhức, chảy máu, viêm nướu… để được điều trị kịp thời.

Chăm sóc răng miệng đúng cách để vết thương sau khi nhổ răng nhanh hồi phục

Chăm sóc răng miệng đúng cách để vết thương sau khi nhổ răng nhanh hồi phục

Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp băn khoăn răng số 8 mọc ngầm phải làm sao cho bạn. Khi phát hiện các biểu hiện của răng mọc ngầm, cần tới ngay các cơ sở nha khoa để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám, đưa ra các hướng xử lý phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe răng miệng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital