Răng khôn mọc lệch có thể để lại nhiều hệ lụy lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, “răng khôn mọc lệch có nên nhổ không” lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy cùng TCI tìm hiểu về vấn đề này và có cho mình lựa chọn phù hợp về việc nhổ răng khôn khi cần thiết ngay trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về răng khôn
1.1. Răng khôn là gì?
Răng khôn là khái niệm chỉ răng số 8, răng mọc trong cùng của hệ thống hàm. Đây là chiếc răng “sinh sau đẻ muộn”, xuất hiện sau khi các răng khác đã mọc đầy đủ và trọn vẹn, ở thời điểm khoảng 17 đến 25 tuổi của mỗi người. Chúng ta thường sở hữu khoảng 4 chiếc răng khôn, phân đều 4 góc trái phải của hàm trên, hàm dưới. Trong nhiều trường hợp, răng khôn có thể không đủ số lượng 4 chiếc, thậm chí là không mọc.
Quá trình mọc răng không không nhanh chóng như các răng đã mọc trước đó. Khi răng khôn bắt đầu mọc, phần nướu xung quanh có xu hướng sưng đỏ, phù nề do áp lực răng mọc lên, gây những khó chịu nhất định cho chúng ta. Có rất nhiều trường hợp cần nhiều năm để mọc hoàn chỉnh một chiếc răng khôn. Trong khi đó, do xuất hiện sau, lại ở vị trí cuối cùng của cung hàm, nên răng khôn rất dễ mọc lệch. Đây cũng là nỗi ám ảnh mà rất nhiều người mọc răng khôn gặp phải,
1.2. Những vấn đề của tình trạng răng khôn mọc lệch
Tùy theo từng trường hợp mà dấu hiệu và những mức độ biểu hiện của triệu chứng khi mọc răng khôn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét một vài dấu hiệu như:
– Tình trạng đau nhức xuất hiện ở vị trí răng khôn mọc. Đau có thể lan sang má, tai, cổ, họng với mức độ khác nhau, có thể nhanh hết, có thể tăng dần, có thể kéo dài trong một thời gian,…
– Sưng tấy vùng nướu nơi mọc răng, có thể gây khó khăn việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và tạo cảm giác khó chịu.
– Khó hoạt động cơ miệng: do sưng tấy và đau nhức gây ra.
– Sốt: Sốt khi mọc răng khôn thường không cao. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch và gây sưng viêm nặng, tình trạng sốt kéo dài hơn.
– Mệt, chán ăn: Đau nhức, khó chịu khi mọc răng khôn có thể khiến bạn mệt mỏi, chán ăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Một số dấu hiệu khác khi mọc răng khôn ít gặp hoặc ít nhìn nhận được luôn như:
– Đổi vị giác
– Khó ngủ
Ngoài ra, răng khôn mọc lệch có thể gây những vấn đề như: viêm nướu, sâu răng, tổn thương mô xung quanh, ảnh hưởng khớp cắn, xô lệch hàm,… ảnh hưởng sức khỏe và thẩm mỹ nói chung. Do đó, cần sớm nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ nha khoa để được khám, chỉ định điều trợ đúng cách, phù hợp.
2. Có cần nhổ răng khôn mọc lệch?
Việc nên hay không nên nhổ răng khôn mọc lệch phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
2.1. Mức độ lệch của răng
– Răng khôn mọc lệch nhẹ, không gây ảnh hưởng gì: dù chưa cần quyết định nhổ ngay, nhưng bạn nên theo dõi tình trạng răng định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.
– Răng khôn mọc lệch nặng: răng khôn mọc lệch nhiều, chen chúc các răng khác, hoặc mọc ngầm,… cần sớm nhổ để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
2.2. Tình trạng hiện tại
Nếu đang trong đợt viêm nhiễm do mọc răng khôn, hoặc đang trong một số đợt viêm, nhiễm trùng cấp tính, việc nhổ răng khôn mọc lệch cần được đình chỉ.
Ngoài ra, thai phụ cũng là đối tượng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra kết luận nhổ răng khôn.
2.3. Tình trạng sức khỏe
Với người có bệnh lý nền như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường, các bệnh về máu… cần xem xét thông qua ý kiến bác sĩ trước khi nhổ răng khôn.
2.4. Độ tuổi
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa, thời điểm tốt nhất để nhổ răng số 8 là trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Lý do là vì ở độ tuổi này, rễ răng chưa hoàn thiện, chưa bám chặt vào xương hàm. Việc nhổ răng sẽ dễ dàng hơn, ít gây tổn thương mô xung quanh và giảm nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, nếu bạn có những trường hợp đặc biệt, bạn có thể nhổ răng khôn ở độ tuổi khác.
Nhìn chung, việc nhổ răng khôn mọc lệch cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố từ bác sĩ nha khoa uy tín. Hãy đến gặp bác sĩ và thăm khám cụ thể để được tư vấn về việc có nên nhổ răng khôn hay không, khi nào nhổ phù hợp cũng như đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
3. Những lưu ý cần làm và cần tránh khi nhổ răng khôn
Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để việc điều trị khi nhổ răng khôn đạt hiệu quả tốt, tránh biến chứng:
3.1. Trước khi nhổ
– Tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để xem xét việc nhổ hay không nhổ răng khôn.
– Chụp X-quang giúp bác sĩ nắm rõ vị trí mọc của răng khôn và các cấu trúc xung quanh, từ đó xác định phương án nhổ an toàn và hiệu quả.
– Xét nghiệm máu: thực hiện trong một số trường hợp cần thiết kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi nhổ răng.
– Báo cho bác sĩ biết về các bệnh lý nền và thuốc đang sử dụng
– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
– Tránh ăn hoặc uống nước ít nhất 2 tiếng trước khi nhổ.
3.2. Sau khi nhổ răng
– Chườm đá để giảm sưng tấy và đau nhức nếu bị đau quá.
– Uống và dùng các loại thuốc sau nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ.
– Nghỉ ngơi đầy đủ.
– Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt; tránh ăn thức ăn cứng, dai, cay nóng hoặc có nhiều gia vị.
– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và nước muối pha loãng.
– Tái khám đúng hẹn để kiểm tra tình trạng vết thương và đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra bình thường.
Những điều cần tránh:
– Hút thuốc lá
– Uống rượu bia.
– Hoạt động thể chất nặng.
– Súc miệng mạnh.
– Khạc nhổ mạnh.
– Chọc ngoáy vị trí nhổ răng
Chú ý rằng, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như sốt cao, chảy máu nhiều, đau nhức dữ dội… bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Bên cạnh đó, hãy giữ tinh thần thoải mái để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.
Như vậy, răng khôn mọc lệch có nên nhổ không phụ thuộc do nhiều yếu tố. Để giải quyết mối lo lắng này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được khám, xác định đúng tình trạng và được tư vấn phù hợp. Trong trường hợp cần nhổ răng khôn, hãy lựa chọn các phương pháp an toàn, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình nhổ răng khôn nhanh chóng và phù hợp theo tình trạng sức khỏe của bản thân.