Giải đáp những câu hỏi thường gặp về ung thư dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư dạ dày là gì? Bệnh có nguy hiểm không, triệu chứng bệnh như thế nào? Vv… Đó là những thắc mắc thường gặp nhất về ung thư dạ dày. Các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

1. Ung thư dạ dày là gì?

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên, và tỷ lệ mắc ở nam cao hơn nữ.

A: Ung thư dạ dày hình thành khi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển trong dạ dày. Nếu như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung có phương pháp tầm soát hiệu quả và thường xuyên, thì ung thư dạ dày cho tới nay vẫn chưa có phương pháp tầm soát cụ thể và được áp dụng rộng.
Ung thư dạ dày thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn vì bệnh thường không có triệu chứng sớm, điều này gây ra khó khăn cho việc chữa bệnh.

2. Ai là người có nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày?

A: Ung thư dạ dày chủ yếu gặp ở những người 60-80 tuổi. Bệnh phổ biến hơn ở nam giới so với phụ nữ. Ung thư dạ dày cũng phổ biến hơn ở một số nước trên thế giới, như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam.

3. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì?

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn H.pylori

A: Nguyên nhân ung thư dạ dày chưa được biết tới, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
– Chế độ ăn uống gồm nhiều loại thực phẩm hun khói hay đông lạnh, chứa nhiều muối như thịt muối, cá muối, rau muối.
– Hút thuốc lá và uống rượu nhiều
– Béo phì có liên quan đến nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư dạ dày.
– Có polyp dạ dày
– Những người đã phẫu thuật để loại bỏ một phần dạ dày do loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày trong phần còn lại.
– Nhiễm trùng Helicobacter pylori. Vi khuẩn này thường gây viêm loét dạ dày, có thể gây hư hỏng và teo niêm mạc của dạ dày, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
– Thiếu máu ác tính do kém hấp thụ vitamin B12.
– Mắc bệnh Menetrier, trong đó các niêm mạc dạ dày là phát triển quá mức và không có đủ axit dạ dày.
– Ung thư dạ dày phổ biến hơn ở nam so với ở phụ nữ.
– Những người từ 50 tuổi trở lên tăng nguy cơ phát triển bệnh.
– Những người có người thân gần gũi mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
– Những người nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn.

4. Những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày là gì?

triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày là gì?

Một trong những triệu chứng thường gặp của ung thư dạ dày là đau bụng ở khu vực rốn.

A: Những người bị ung thư dạ dày sớm, khi khối u nhỏ và chưa lan rộng, thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu của ung thư. Khi bệnh phát triển, nó có thể gây ra những triệu chứng:
– Giảm cân không rõ nguyên nhân
– Đau bụng hoặc đau mơ hồ ngay phía trên khu vực rốn
– Chứng khó tiêu và ói mửa
– Mất hoặc giảm cảm giác thèm ăn
– Cơ thể yếu ớt hoặc mệt mỏi
– Có máu trong phân hoặc nôn ra máu
– Cảm giác đầy bụng sau khi ăn rất ít

5. Ung thư dạ dày điều trị như thế nào?

Điều trị ung thư dạ dày

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến để điều trị ung thư dạ dày.

A: Điều trị phụ thuộc vào kích thước và mức độ lây lan của bệnh ung thư. Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu,
Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Có hai loại phẫu thuật: phẫu thuật loại bỏ 1 phần dạ dày có chứa ung thư và phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp.

6. Người bệnh sẽ ăn uống như thế nào sau phẫu thuật ung thư dạ dày?

dieu-tri-ung-thu-da-day

Người bệnh ung thư dạ dày có cơ hội tư vấn và điều trị với TS.BS Zee Ying Kiat – bác sĩ giỏi từ Singapore đang hợp tác tại Bệnh viện Thu Cúc.

A: Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Đối với phẫu thuật cắt bỏ 1 phần dạ dày, hầu hết bệnh nhân đều có khả năng ăn uống bình thường như trước, chỉ cần 1 số thay đổi nhỏ.
Đối với trường hợp cắt bỏ toàn bộ dạ dày, bác sĩ sẽ kết nối thực quản với ruột non, sau đó đặt 1 ống nhỏ (J-tube), dinh dưỡng sẽ truyền qua ống này trong một thời gian sau phẫu thuật để chờ phục hồi. Sau phục hồi, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên thay vì ăn 3 lần 1 ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital