GIẢI ĐÁP: Điều trị tủy răng có đau không? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Những tổn thương tủy răng không chỉ gây ra sự mất tự tin trong giao tiếp mà còn khiến cho người bệnh gặp nhiều đau đớn, do đó chất lượng công việc cũng bị giảm sút đi nhiều. Đặc biệt, với những trường hợp bị viêm tủy, hoại tử tủy thì lúc này sẽ bắt buộc phải điều trị tủy răng. Tuy nhiên, nhiều người còn lo lắng không biết điều trị tủy răng có đau không? Cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này tại bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Tìm hiểu khái quát về các biện pháp điều trị tủy răng

1.1. Những bệnh lý về tủy răng

Tủy răng là bộ phận bao gồm mạch máu, thần kinh, đây là mô có sự liên kết đặc biệt với nhiệm vụ chính là dẫn truyền thần kinh, nuôi dưỡng răng. Ở một số trường hợp, khi tủy bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng bị sưng huyết, đau nhức và nghiêm trọng nhất là nguy cơ hoại tử tủy.

Những bệnh lý về tủy răng có thể nói là rất phổ biến, đặc biệt, đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh lý sâu răng nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào những lỗ răng sâu và tấn công tủy, khiến cho người bệnh bị đau âm ỉ, đau từng cơn hoặc có thể đau nhức dữ dội.

Trong những trường hợp răng bị chấn thương (như bị vỡ, mẻ…) cũng dễ làm tủy bị hở, nếu như không được khắc phục sớm có thể dẫn tới nhiễm trùng cấp, khiến người bệnh đau nhức dữ dội ở vùng răng.

Ngoài ra, có thể kể đến một số trường hợp khác, răng bị tổn thương do va đập, chấn thương mạnh, hoặc chịu ảnh hưởng của hóa chất, bị tăng áp suất… Khi đó, bạn có thể phải đối mặt với những hậu quả nặng nề như là áp xe lan tỏa hoặc nặng hơn là tiêu xương ổ răng.

1.2. Điều trị tủy răng là gì?

Điều trị tủy răng là biện pháp lấy đi phần tủy bị viêm hoặc đã chết nằm ở phía sâu bên trong thân răng, làm sạch khoảng trống bên trong răng cũng như tạo hình dạng cho ống tủy. Cuối cùng là trám bít lại phần ống tủy bị hở. Việc này sẽ giúp cho răng được bảo tồn chứ không cần phải nhổ đi như các phương pháp điều trị dưới đây.

Mặc dù lấy tủy răng hoàn toàn là phương pháp có lợi, tuy nhiên, theo các chuyên gia nha khoa, phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với một số trường hợp bởi sau khi điều trị thì tủy răng sẽ không còn khỏe được như trước, bên cạnh đó tuổi thọ của răng cũng có thể bị giảm xuống.

Một số trường hợp nên lấy tủy răng có thể bao gồm:

– Người bị nhiễm trùng tủy hoặc viêm tủy

– Răng có những mảnh vỡ hoặc mẻ lớn

– Sâu răng làm cho tủy răng lộ ra

– Đau nhói răng khiến cho người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn lạnh hoặc đồ ăn nóng

– Răng có mảnh vỡ hoặc là mẻ lớn

– Thường xuyên bị đau nhức răng, cơn đau lan đến đầu, đau nhiều về đêm và không giảm đau khi đã uống thuốc. Một thời gian sau, răng có thể hết đau tuy nhiên lúc đó tủy đã chết và hoại tử nên dễ dẫn đến nhiễm trùng lan rộng vào xương. Trong những trường hợp này, chữa tủy răng là điều cần thiết để làm sạch nhiễm trùng cũng như ngăn ngừa phá hủy xương.

– Ở lợi gần với chân răng có mụn mủ trắng, mụn chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi biến mất tuy nhiên có thể tái phát nhiều lần. Mặc dù mụn không gây đau nhức tuy nhiên nó có thể dẫn đến nhiễm trùng nên cần chữa tủy để có thể chấm dứt nhiễm trùng.

Điều trị tủy răng là biện pháp lấy đi phần tủy bị viêm hoặc đã chết nằm ở phía sâu bên trong thân răng, làm sạch khoảng trống bên trong răng cũng như tạo hình dạng cho ống tủy.

Điều trị tủy răng là biện pháp lấy đi phần tủy bị viêm hoặc đã chết nằm ở phía sâu bên trong thân răng, làm sạch khoảng trống bên trong răng cũng như tạo hình dạng cho ống tủy.

2. Điều trị tủy răng có đau không?

Với thắc mắc “điều trị tủy răng có đau không”, hiện nay, với sự phát triển của công nghệ nha khoa, quá trình chữa tủy răng sẽ diễn ra hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được sử dụng thuốc tê nên chỉ cảm thấy hơi cứng hàm một chút, thay vào đó hoàn toàn không có cảm giác khó chịu hay đau nhức. Tuy nhiên thì điều này cũng còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, nếu như tay nghề bác sĩ tốt, biết kiểm soát liều lượng thuốc sao cho phù hủy thì việc hút tủy sẽ hoàn toàn không đau.

Ngược lại, nếu như chữa tủy răng được tiến hành bởi bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thực hiện sai kỹ thuật và liệu trình, răng dễ bị tổn thương nghiêm trọng, do đó người bệnh dễ phải đối mặt với nhiều biến chứng xấu. Trong trường hợp này, phải chia buồn với bạn bởi chữa tủy răng dễ bị ê buốt và đau đớn.

Răng sau khi được lấy tủy xong cũng đã được loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, viêm nhiễm cũng như chấm dứt được tình trạng đau nhức và ê buốt. Sau khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ, bạn có thể có cảm giác hơi ê. Tuy nhiên đừng lo lắng, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường bởi lúc này, vật liệu trám còn mới, cần có thời gian để thích ứng với môi trường răng miệng. Nếu như răng lấy tủy mà vẫn còn đau, thậm chí là bị sưng hay có mủ thì có thể do bác sĩ chưa lấy tủy sạch hoặc có những sai sót trong quá trình điều trị gây ảnh hưởng đến mô mềm. Lúc này, đừng quên quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra lại bạn nhé!

Điều trị tủy răng có đau không phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ

Điều trị tủy răng có đau không phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ

3. Quy trình điều trị tủy răng diễn ra thế nào?

Quy trình điều trị tủy răng ở mỗi cơ sở thực hiện sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì quy trình điều trị tủy răng sẽ bao gồm những bước như sau:

– Bước 1: Thăm khám ban đầu với bác sĩ và chụp phim X-quang

Kết quả chụp film X-quang sẽ giúp bác sĩ có thể đánh giá được về mức độ viêm tủy cũng như xác định chiều dài ống tủy để lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

– Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và gây tê

Trước tiên, bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn cũng như các tác nhân gây nhiễm trùng răng miệng. Sau đó thì bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành gây tê.

– Bước 3: Đặt đế cao su ôm sát vào thân răng

Bước đặt đế cao su sẽ giúp bác sĩ ngăn chặn các hóa chất khi điều trị tủy răng không để cho rơi vào đường tiêu hóa.

– Bước 4: Bắt đầu tiến hành điều trị tủy

Đầu tiên, bác sĩ sẽ mở 1 đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy và hút sạch tủy chết ra ngoài. Sau khi lấy hết tủy chết, bác sĩ sẽ tạo hình ống tủy, lấp đầy ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng. Răng sau khi chữa tủy có thể được phục hình bằng một số phương pháp như trám răng thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.

Nhìn chung, điều trị tủy răng có đau không, nếu như được diễn ra đúng quy trình, kỹ thuật đảm bảo thì bạn hoàn toàn không cần lo lắng đến vấn đề đau nhức.

Khoa Răng Hàm Mặt - Thu Cúc TCI: Địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý răng miệng được hàng triệu khách hàng tin tưởng

Khoa Răng Hàm Mặt – Thu Cúc TCI: Địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý răng miệng được hàng triệu khách hàng tin tưởng

Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI vinh dự là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ nha khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm xây dựng các phương pháp điều trị hiện đại. Cùng với đó là sự hỗ trợ đắc lực từ các thiết bị tân tiến bậc nhất đảm bảo quá trình chữa tủy răng diễn ra nhanh chóng mà không hề đau nhức.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital