Lấy vôi răng tại nhà được nhiều người đánh giá là giải pháp tiện lợi, vừa tiết kiệm thời gian lại tối ưu chi phí? Thế nhưng thực hư hiệu quả các phương pháp lấy cao răng tại nhà ra sao? Có nên tự tiến hành lấy cao răng ở nhà hay không? Xem ngay bài viết dưới đây để Lời giải đáp chi tiết về vấn đề lấy cao răng tại nhà sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Có mấy cách lấy vôi răng tại nhà?
Hiện nay, có 2 cách thường được áp dụng phổ biến để xử trí cao răng tại nhà:
1.1. Lấy vôi răng tại nhà bằng mẹo dân gian lưu truyền
Đây là phương pháp phương pháp được nhiều người tìm hiểu để áp dụng bởi khá đơn giản. Thường thì các mẹo này chỉ dùng tới các nguyên liệu từ thiên nhiên để loại bỏ vôi răng, ví dụ như: baking soda, hỗn hợp chanh muối, dầu ô liu…
Lưu ý rằng, hiện nay chưa có một phương pháp khoa học nào hay chuyên gia nào chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của phương pháp này. Một số trường hợp áp dụng không đúng cách còn khiến cho răng nướu bị tổn thương hay trở nên nhạy cảm. Do đó, bạn cần hết sức cẩn trọng với phương pháp dùng mẹo để loại bỏ cao răng tại nhà.
2.2. Lấy vôi răng tại nhà bằng dụng cụ chuyên dụng
Với cách này, bạn cần đầu tư mua dụng cụ tự lấy cao răng tại nhà. Trong đó, dụng cụ lấy cao răng scraper hiện được phổ biến hơn cả, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc hay cửa hàng bán thiết bị y tế.
So với cách sử dụng mẹo, cách lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng có vẻ khoa học hơn nhiều. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn chỉ có thể loại bỏ mảng bám, cao răng trên bề mặt răng cửa. Tại các bề mặt như kẽ răng, răng hàm bên trong hay dưới nướu sẽ rất khó, thậm chí là không thể loại bỏ.
2. Có nên lấy vôi răng tại nhà để tiết kiệm chi phí không?
Lấy cao răng tại nhà là giải pháp được nhiều người quan tâm nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Thế nhưng so với hiệu quả đạt được với chi phí, công sức bỏ ra thì phương pháp này không hẳn tiết kiệm như bạn vẫn nghĩ.
Khi tiến hành lấy cao răng tại nhà, bạn sẽ mất nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên liệu hay mua dụng cụ chuyên dụng về để xử lý cao răng. Thời gian tự mình loay hoay để tẩy hay cạo bỏ cao răng cũng không ít, có khi lên tới vài tiếng đồng hồ. Trong khi đó, cả 2 phương pháp dùng mẹo dân gian hay dùng dụng cụ chuyên dụng tự lấy cao răng tại nhà đều không thể loại bỏ cao răng ẩn sâu dưới nướu – “thủ phạm” chính gây nên các bệnh về răng miệng.
Với những phân tích đã chỉ ra bên trên, bạn có thể cân nhắc để đi tới quyết định có nên lấy cao răng tại nhà hay không.
3. Lấy cao răng tại nha khoa có đắt không?
Thực tế, dịch vụ lấy cao răng tại nha khoa chuyên nghiệp cũng không hề đắt như bạn tưởng. Điển hình như tại khoa Răng hàm mặt, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, giá lấy cao răng chỉ dao động khoảng 200.000 – 300.000 đồng/lần. Với thao tác kỹ thuật chuẩn xác, nhẹ nhàng, bác sĩ TCI sẽ xử lý triệt để cao răng tồn tại ở cả những vị trí khó lấy nhất như kẽ răng hay dưới nướu. Sau lấy cao răng, khách hàng còn được đánh bóng răng nhằm loại bỏ triệt để các vụn vôi còn vương trên bề mặt hay kẽ răng. Đây cũng là bước giúp bề mặt răng thêm nhẵn đẹp và ngăn ngừa hiệu quả cao răng tái tích tụ trở lại. Tổng thời gian cho mỗi lần lấy cao răng cũng chỉ khoảng 15 phút.
Với chi phí không cao, thời gian ít lại cho hiệu quả xử lý cao răng triệt để, giải pháp lấy cao răng tại nha khoa chuyên nghiệp rất đáng để bạn cân nhắc và lựa chọn.
4. Quy trình lấy cao răng tại nha khoa thế nào?
Mỗi nha khoa có thể thiết kế và xây dựng nên quy trình lấy cao răng khác nhau. Nhưng về cơ bản, tại các nha khoa chuyên nghiệp như khoa Răng hàm mặt, Thu Cúc TCI, quy trình lấy cao răng được thiết kế rất khoa học, đảm bảo mang lại hiệu quả lấy cao răng triệt để lại không hề gây tổn thương răng nướu của khách hàng:
– Bước 1: Khách hàng tới lấy cao răng sẽ được khám sơ bộ với bác sĩ chuyên khoa.
– Bước 2: Sau khi chắc chắn khách hàng không gặp vấn đề gì về sức khỏe, đủ điều kiện lấy cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và tìm cao răng.
– Bước 3: Bác sĩ nha khoa thực hiện lấy cao răng cho khách hàng.
– Bước 4: Bác sĩ nha khoa đánh bóng bề mặt răng cho khách hàng.
– Bước 5: Khách hàng vệ sinh răng miệng và kết thúc quy trình lấy cao răng rất nhẹ nhàng và thoải mái.
5. Thiết lập thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng cẩn thận sau lấy cao răng
Sau khi đã lấy cao răng, bạn vẫn cần thiết lập và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng cẩn thận để ngăn tái hình thành mảng bám và bảo vệ tốt nhất sức khỏe răng miệng. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn chăm sóc và bảo vệ răng tốt hơn:
– Chải răng đúng cách 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ăn sáng (khoảng 15-30 phút sau khi ăn) và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi chải răng, bạn nên đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng một góc 45 độ so với viền nướu, chải nhẹ nhàng mặt ngoài răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới, hoặc xoay tròn bàn chải để đảm bảo lông chải tiếp xúc với từng kẽ răng.
– Ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương cho nướu và răng, dùng kem đánh răng có chứa Fluoride để giúp bảo vệ răng khỏi sự phá hủy của axit và tăng cường sức khỏe răng.
– Thay thế tăm bằng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn. Dụng cụ này cũng sẽ giúp hạn chế tối đa các tổn thương răng nướu bạn có thể gặp phải như khi dùng tăm.
– Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt có lợi cho sức khỏe sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng và góp phần đẩy lùi các bệnh lý về răng miệng. Các đồ ngọt, nước uống có gas, thực phẩm đậm màu nên được hạn chế trong khẩu phần ăn của bạn.
Trên đây là giải đáp chi tiết có nên lấy vôi răng tại nhà hay không. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về lấy cao răng, bạn vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI nhé.