Giải đáp cho cha mẹ: nạo VA cho trẻ có đau không?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Nạo VA được chỉ định khi tình trạng viêm VA mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, gây biến chứng và khiến trẻ khó thở bằng miệng, ngủ ngáy. Tuy nhiên rất nhiều cha mẹ vẫn còn lo ngại, thắc mắc không biết nạo VA cho trẻ có đau không? Câu trả lời nằm ở dưới đây.

1. Nạo VA có gây đau cho trẻ không?

Nạo VA là một thủ thuật nhằm cắt bỏ VA khi chúng bị sưng hay nhiễm trùng mạn tính. Nạo VA cho trẻ được chỉ định trong những trường hợp:

– Viêm VA tái đi tái lại trên 5 lần/năm. Thời gian mỗi lần sưng viêm kéo dài cả tháng.

– Gây nên biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản và viêm phế quản. Trẻ cảm thấy khó nuốt, khó nói và khó thở cả khi ngủ.

Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bác sĩ chỉ định nạo VA, hầu hết các cha mẹ đều băn khoăn, lo lắng rằng điều này sẽ gây đau cho trẻ. Do đó sẽ chần chừ chưa dám cho con nạo VA, lo ngại con còn quá bé.

nạo va cho trẻ có đau không

Nạo VA được chỉ định khi tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần, có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Vậy thực tế nạo VA cho trẻ có đau không? Câu trả lời là “không” nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm. Bởi trong quá trình nạo trẻ được gây mê tại chỗ nên hoàn toàn ngủ say, không có bất kỳ cảm nhận đau đớn nào. Khi trẻ tỉnh lại thì thủ thuật nạo VA đã kết thúc. Sau 1-3 ngày trẻ hồi phục hoàn toàn và có thể đi học lại bình thường.

2. Quy trình nạo VA

2.1. Chuẩn bị trước khi nạo VA

Thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để đánh giá tình trạng, mức độ viêm và tư vấn về cách thức nạo VA. Bên cạnh đó, để chắc chắn trẻ đủ điều kiện sức khỏe thực hiện nạo VA thì bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết. Bao gồm: xét nghiệm máu, chụp x-quang và kiểm tra điện tim. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn thêm nên gây mê hay gây tê tại chỗ.

chi phí nạo VA

Nếu trẻ đủ điều kiện sẽ được tiến hành sắp xếp lịch nạo VA

Trong thời gian này, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, hay ho thì cha mẹ cần báo ngay cho bác sĩ biết. Việc nạo VA sẽ được dời lịch sau vài tuần khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn.

2.2. Nạo VA được thực hiện như nào?

Quy trình nạo VA khá đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Trải qua các bước sau:

Bước 1: Gây mê/gây tê cho trẻ tại chỗ

Bước 2: Bác sĩ phẫu thuật đưa dụng cụ nhỏ vào miệng, thực hiện nạo VA bằng các thao tác cắt, đốt, cầm máu dễ dàng. Hiện nay, công nghệ Plasma Plus được được ứng dụng phổ biến tại các cơ sở y tế lớn nên càng giúp cho thủ thuật nạo VA trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Thời gian diễn ra khoảng 30-60 phút.

hình ảnh nạo VA

Sau gây mê, trẻ sẽ chìm vào giấc ngủ sâu và không có bất kỳ cảm nhận nào trong quá trình thực hiện nạo VA

Bước 3: Trẻ ở lại phòng hồi sức để theo dõi trong khoảng 1h đầu sau khi kết thúc nạo VA.

2.3. Sau khi nạo VA

Khi hết thuốc mê, trẻ có thể sẽ có những phản ứng khó chịu nhưng đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường nên không cần quá lo lắng. Lúc này cần tiếp tục theo dõi và cho trẻ ăn những dạng thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt. Nên cho ăn thành nhiều đợt thay vì 1 lần ăn, bởi lúc này nạp quá nhiều thức ăn dễ khiến trẻ bị buồn nôn và nôn.

3. Những lưu ý trong quá trình phục hồi

Thông thường, trẻ sẽ phục hồi rất nhanh sau khoảng 3 ngày thực hiện thủ thuật. Bên cạnh biết được “nạo VA cho trẻ có đau không?” thì cha mẹ cũng cần nắm rõ những lưu ý trong quá trình chăm sóc sau nạo VA.

– Trẻ nạo VA thường sưng và đau ở cổ, tuy nhiên sẽ mất đi sau vài ngày. Cha mẹ nên chườm ấm vùng cổ, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình hình.

– Không nên cho trẻ súc họng trong thời gian này. Chỉ nên súc miệng và đánh răng nhẹ nhàng

– Cho trẻ nghỉ ngơi trong vài ngày đầu, tránh hoạt động mạnh trong 2 tuần sau nạo VA.

– Trong 2 tuần đầu tránh cho trẻ tiếp xúc với người ốm vì có thể dễ lây nhiễm

– Tái khám sau 10-14 ngày

nạo VA có bị tái phát không

Sau khi nạo VA trẻ nên được nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh trong 2 tuần đầu

Tuy nhiên, trong quá trình phục hồi nếu cha mẹ thấy trẻ có các biểu hiện sau cần liên hệ ngay tới bác sĩ:

– Sốt cao trên 39 độ

– Luôn buồn nôn và nôn

– Cảm thấy đau, mức độ tăng dần

– Bỏ ăn hoàn toàn

– Chảy máu trầm trọng

Mất giọng trong suốt 24h

Có thể thấy rằng, nỗi lo lắng “nạo VA cho trẻ có đau không?” của nhiều cha mẹ đã được giải đáp trong bài viết này. Với kĩ thuật tiên tiến bằng cách gây mê trước khi tiến hành thủ thuật nên trẻ sẽ không có bất kỳ đau đớn nào. Quy trình nạo VA diễn ra cũng rất nhanh chóng và an toàn, mang lại hiệu quả cao và ít bị tái phát trở lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital