“Không có sự đau đớn nào sánh bằng nỗi đau khi sinh nở”, đây là câu nói mà chúng ta vẫn thường xuyên được nghe từ ông bà, cha mẹ. Thế nhưng, với sự phát triển của y học hiện đại, việc sinh nở, những cơn đau trong quá trình vượt cạn đã không còn trở thành nỗi lo khiến các mẹ bầu bận tâm. Tất cả đều nhờ có phương pháp gây tê màng cứng khi sinh thường.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là gây tê màng cứng khi sinh thường?
Đây là phương pháp giúp các mẹ bầu có được trải nghiệm đi đẻ không đau. Cụ thể, kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng là việc truyền thuốc tê vào trong khoang ngoài màng cứng để tác động và ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh tại một khu vực nào đó trên cơ thể.
Đây là kỹ thuật được các bác sĩ đánh giá là đem lại hiệu quả cao và có thể ứng dụng một cách linh hoạt. Ngoài ra, việc gây tê này còn có thể được thực hiện trên những vị trí bất kỳ của cột sống.
Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường không đơn giản. Kỹ thuật này cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ gây mê, có tác dụng giúp các mẹ bầu không còn cảm nhận được những cơn đau bởi quá trình co bóp, giãn nở của tử cung trong thời gian chuyển dạ.
Ở mốc tuần thứ 34 tới 36 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ tiến hành khám và đánh giá thể trạng, tình hình sức khỏe mẹ và bé. Từ những thông tin này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên mẹ có thích hợp để thực hiện gây tê ngoài màng cứng hay không.
2. Quy trình thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường
Khi các mẹ bầu nhận được chỉ định có thể thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, vào ngày chuyển dạ, bác sĩ thực hiện gây tê sẽ theo dõi độ mở của cổ tử cung. Nếu tử cung mở từ trên 3cm, bác sĩ sẽ khám lại một lần nữa cho thai phụ và sau đó thực hiện gây tê.
Các bước thực hiện gây tê ngoài màng cứng trong sinh thường được tiến hành lần lượt như sau:
– Bước 1: Thai phụ được bác sĩ hướng dẫn nằm ở tư thế nghiêng người, sau đó cuộn tròn người lại hoặc ngồi ở mép giường để bác sĩ có thể xác định chính xác khu vực cần thực hiện.
– Bước 2: Kỹ thuật viên được vệ sinh, sát trùng vùng lưng
– Bước 3: Thao tác gây tê sẽ được bác sĩ thực hiện tại vùng lưng dưới của thai phụ cùng với kim chuyên dụng cho ngoài màng cứng. Kim chuyên dụng hiện nay có khả năng đưa 1 catheter rất mảnh tiến vào khoang ngoài màng cứng, vì vậy không gây khó chịu cho người bệnh khi thực hiện.
– Bước 4: Bác sĩ tiến hành luồn ống thông catheter đi qua kim chuyên dụng, sau đó thực hiện rút kim và cố định ống thông catheter với bơm tiêm điện để thuốc tê được truyền vào liên tục trong quá trình sinh đến khi em bé chào đời.
– Bước 5: Bác sĩ tiến hành xác định vị trí ngoài màng cứng tại cột sống thông qua việc tiêm thuốc tê thử nghiệm.
– Bước 6: Một lượng thuốc tê cần thiết sẽ được đưa vào vùng khoang ngoài màng cứng.
– Bước 7: Trong quá trình vượt cạn, thuốc tê vẫn tiếp tục được truyền vào cơ thể thai phụ để duy trì tác dụng giảm đau.
– Bước 8: Sau khi quá trình sinh nở kết thúc, ống truyền sẽ được tháo bỏ nhẹ nhàng mà không gây đau đớn cho thai phụ.
Quy trình thực hiện kỹ thuật gây tê màng cứng sinh thường khá đơn giản. Tuy nhiên, để mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất cho thai phụ, tránh được các phản ứng có thể xảy ra thì bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.
3. Gây tê ngoài màng cứng có đau, có khó chịu không?
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng không đau, không gây khó chịu cho thai phụ. Thời gian thực hiện kỹ thuật này chỉ nằm trong khoảng 5-10 giây. Khoảng 5 đến 10 phút sau khi tiêm, thuốc tê bắt đầu phát huy tác dụng và các mẹ bầu sẽ không còn cảm giác đau sau 15 phút truyền thuốc tê.
4. Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được thực hiện theo cách tiêm, truyền trực tiếp thuốc tê vào cơ thể mẹ bầu trước khi sinh nở. Vậy nên, có rất nhiều mẹ lo lắng khi lựa chọn kỹ thuật này để sinh đẻ không đau do không biết nó có gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nào không.
4.1. Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường có ảnh hưởng tới thai nhi?
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau khi sinh thường được các bác sĩ cho biết không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Kỹ thuật này truyền thuốc tê vào trực tiếp rễ dây thần kinh, hạn chế nồng độ thuốc truyền vào máu, từ đó an toàn hơn đối với em bé trong bụng.
4.2. Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường ảnh hưởng tới mẹ như thế nào?
Còn đối với thai phụ, việc gây tê ngoài màng cứng không gây ảnh hưởng khi thực hiện, nhưng sau khi sinh, tác dụng phụ của thuốc vẫn có thể xảy ra.
Một số sản phụ sau sinh sẽ gặp phải tình trạng tê bì chân tay, hạ huyết áp,… Tuy nhiên, những biểu hiện đó thường chỉ xuất hiện sau vài ngày đầu sẽ tự biến mất. Vì vậy, các mẹ không cần quá lo ngại gây tê ngoài màng cứng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
5. Những trường hợp mẹ bầu nào không nên sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường là phương pháp giảm đau an toàn. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn chống chỉ định với một số trường hợp mẹ bầu như:
– Mẹ bầu đã và đang sử dụng thuốc có tác dụng chống đông máu trong thai kỳ.
– Máu quá ít tiểu cầu, rối loạn đông máu.
– Thai phụ có vấn đề ở vùng lưng, từng phẫu thuật cột sống.
– Thai phụ có bệnh lý về tim hoặc gan.
Đối với những thai phụ không thể sử dụng phương pháp gây tê màng cứng khi sinh thường, các bác sĩ sẽ hỗ trợ giảm đau bằng những cách khác. Vì vậy, các mẹ bầu không còn phải quá lo lắng khi bước vào phòng sinh.
Đối với kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI tự tin là địa chỉ đem đến trải nghiệm tốt nhất cho các mẹ bầu khi sinh thường. Kỹ thuật này được thực hiện bởi bác sĩ gây tê nhiều kinh nghiệm của bệnh viện, thời gian nhanh chóng, không gây khó chịu.
Bên cạnh đó, phòng sinh trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, giúp theo dõi tốt tình trạng của mẹ bầu và liều lượng thuốc tê đưa vào cơ thể.
Để thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, các mẹ bầu cần được thăm khám, kiểm tra sức khỏe thai kỳ. Tại Thu Cúc TCI, với dịch vụ thai sản trọn gói, thai phụ sẽ được thực hiện khám và đánh giá sức khỏe trong quá trình mang thai theo đúng lộ trình các mốc tuần thai quan trọng. Điều này giúp các mẹ cảm thấy yên tâm hơn về sức khỏe của bản thân cũng như cảm thấy an toàn khi thực hiện kỹ thuật gây tê màng cứng khi sinh thường.