Đừng nhầm lẫn viêm amidan có mủ với ung thư vòm họng

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Với vài biểu hiện giống nhau, nhiều người thường nhầm lẫn giữa viêm amidan có mủung thư vòm họng. Chúng ta cần phân biệt rõ để sàng lọc và điều trị kịp thời, đúng cách.

1. Tổng quan về bệnh viêm amidan cấp mủ

Viêm amidan cấp mủ (hay có mủ) là tình trạng vi khuẩn gây viêm nhiễm lâu ngày, hình thành các hốc mủ trong amidan. Đây là một thể của viêm amidan mạn tính.

1.1. Phân biệt viêm amidan có mủ và ung thư vòm họng

Có những dấu hiệu “na ná” giống nhau, nhưng triệu chứng của ung thư vòm họng được đánh giá là phức tạp và nghiêm trọng hơn viêm amidan cấp mủ rất nhiều, bao phủ hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Nội dungViêm amidan cấp mủUng thư vòm họng
Biểu hiện– Đau rát cổ họng, họng vướng

– Xuất hiện ổ mủ

– Hơi thở có mùi

– Có đờm

– Nhai nuốt khó, nuốt đau

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

– Sụt cân

– Sốt cao, có thể trên 40 độ

– Hàm sưng

– Tiết nhiều nước bọt

– Đau lan tới tai

– Cơn đau đầu từ âm ỉ tới dữ dội

– Ù tai, nghe kém

– Ngạt mũi liên tục

– Chảy mủ, chảy máu mũi

– Hàm sưng, nổi hạch góc hàm

– Liệt dây thần kinh sọ

– Mệt mỏi, suy nhược

– Nước bọt nhiều, có máu

– Thính lực suy giảm

– Nhiễm trùng tai

Hướng điều trị– Điều trị đơn giản tại nhà

– Sử dụng thuốc

– Phẫu thuật cắt amidan

Tùy vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ chỉ định phác đồ phù hợp:

– Xạ trị

– Hóa trị

– Phẫu thuật

Tổng quan về bệnh viêm amidan cấp mủ

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa viêm amidan có mủ và ung thư vòm họng

1.2. Viêm amidan có mủ có nghiêm trọng không?

Xét tổng thể, bệnh lý viêm amidan hốc mủ không quá nghiêm trọng và có thể chữa khỏi dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách. Trường hợp cá biệt viêm nhiễm ở trẻ nhỏ có thể biến chứng bất ngờ.

Các biến chứng phổ biến người viêm amidan cấp mủ gặp phải bao gồm:

Biến chứng tại chỗ

Bệnh nhân đau đớn, khó nuốt thức ăn, thậm chí là khó nuốt nước bọt. Có đôi khi amidan sưng viêm khiến họ không thể nói chuyện.

Biến chứng gần

Tại vị trí viêm amidan mủ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm. Ổ viêm sẽ lan dần gây áp xe. Bệnh nhân nói khó, nuốt khó. Bất kỳ hoạt động nào của miệng cũng đều khó thực hiện.

Xa hơn, viêm amidan kéo dài có khả năng lây lan tới họng, miệng. Các bệnh lý cụ thể là viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, ung thư vòm họng,…

Phân biệt viêm amidan có mủ và ung thư vòm họng

Hình ảnh mô phỏng viêm amidan cấp mủ

Biến chứng toàn thân

Ở trẻ nhỏ, amidan cấp mủ có thể khiến bé ngưng thở khi ngủ do amidan sưng lớn chèn vào đường thở khiến phổi chịu áp lực. Với người lớn, bệnh có thể biến chứng thành viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, phù chi, suy tim,…

Để tránh những hệ quả xấu kể trên, người bị amidan cấp mủ nên trực tiếp kiểm tra sức khỏe. Khi có các dấu hiệu bất thường, họ cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám, tìm kiếm nguyên nhân. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhằm khắc phục sớm bệnh lý này.

2. Cách điều trị viêm amidan có mủ

Thời gian điều trị amidan cấp mủ của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Nếu là viêm mạn tính, người bệnh được tầm soát và chữa đúng cách sẽ chỉ mất khoảng 10 ngày khỏi bệnh. Ngược lại, bệnh có thể trở thành mạn tính và biến chứng.

Viêm amidan có mủ có nghiêm trọng không?

Thời gian và hướng điều trị amidan cấp mủ của mỗi bệnh nhân là khác nhau

Điều trị tại nhà

Với viêm amidan hốc mủ mức độ nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân tự chữa tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Nguyên tắc là sát trùng, diệt khuẩn, giảm viêm sưng cho amidan. Người bệnh có thể dùng một hay nhiều cách sau:

– Súc miệng nước muối sinh lý: Muối có tác dụng làm sạch, sát khuẩn, giúp giảm sưng, hôi miệng

– Mật ong và gừng: Đây đều là những thực phẩm có hiệu quả cao trong tiêu viêm và vi khuẩn, đồng thời giảm bớt sưng tấy tại amidan

– Trà xanh: Các thành phần trong trà xanh mang khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây các bệnh răng miệng và họng, thậm chí là các siêu khuẩn kháng kháng sinh

Cách điều trị viêm amidan có mủ

Súc miệng nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch, sát khuẩn, giúp giảm sưng, hôi miệng

Sử dụng thuốc đặc trị

Các sản phẩm thuốc được chỉ định nhằm khắc phục các triệu chứng bệnh khi chưa biến chứng.

– Thuốc kháng sinh: Ức chế quá trình phát triển, gây bệnh của vi khuẩn

– Giảm đau, giảm viêm: Giảm thiểu các cơn đau rát cổ họng, đồng thời tiêu viêm sưng amidan

– Thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc giảm phù nề tay chân,…

Tuy nhiên, cần khuyến cáo rằng, tất cả các loại thuốc trước khi sử dụng đều cần được tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Việc bệnh nhân tự ý dùng thuốc hoặc không theo đơn vừa không trị dứt điểm bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Phẫu thuật

Khi các biện pháp điều trị trên không đem lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện cắt amidan cho bệnh nhân. Cách này được kỳ vọng sẽ chấm dứt toàn bộ triệu chứng bệnh. Trường hợp đủ điều kiện phẫu thuật bao gồm:

– Viêm amidan biến chứng thành áp xe, viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm xoang, viêm khớp,…

– Bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng, phổi bị tắc nghẽn hoặc khó ăn, khó nuốt, khó thở

– Amidan sưng to khiến người bệnh không thể ăn uống như bình thường

– Bệnh nhân có dấu hiệu ngưng thở

– Viêm amidan hốc mủ tái phát nhiều lần

– Bác sĩ nghi ngờ viêm amidan ác tính

Biến chứng toàn thân

Khi các biện pháp điều trị không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện cắt amidan cho bệnh nhân

Đọc tới đây, nếu bạn đã có đủ những kiến thức cơ bản về căn bệnh viêm amidan cấp mủ, hãy chủ động quan tâm và kiểm soát sức khỏe bản thân. Khi có dấu hiệu bất thường, nên thăm khám và chữa trị theo đúng khoa học.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital