Dự phòng bệnh sỏi tiết niệu

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính. Vì thế cần có biện pháp dự phòng bệnh sỏi tiết niệu không tái phát để đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt.
Sỏi tiết niệu là sỏi nằm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu (bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…). Có rất nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố phức tạp gây nên.

Dự phòng bệnh sỏi tiết niệu

Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi. Một số thực phẩm chứa nhiều chất calcium, oxalat, acid uric… nếu ăn nhiều quá dễ tạo sỏi.

Sỏi tiết niệu là sỏi nằm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu (bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…)

Sỏi tiết niệu là sỏi nằm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu (bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…)

Sỏi tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó, những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Nếu sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó. Nếu sỏi bị kẹt trong đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc đài thận gây giãn đài thận, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước.
Khi các đài thận bị ứ nước tiểu sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận. Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt…
Nếu sỏi gây nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận ứ mủ nhiều, giãn to đài bể thận có thể phải cắt bỏ thận. Tắc nghẽn đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Vì thế cần điều trị sỏi tiết niệu càng sớm càng tốt.

Người bệnh sẽ thấy đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt....khi bị sỏi tiết niệu

Người bệnh sẽ thấy đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt….khi bị sỏi tiết niệu

Để dự phòng bệnh sỏi tiết niệu không tái phát sau điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt.
– Uống đủ nước hàng ngày (2-3 lít nước/ ngày)
– Người bệnh sau mổ sỏi tiết niệu cần ăn nhạt, ăn ít thịt động vật. Vì thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều đạm sẽ làm giảm độ PH nước tiểu, kích thích sự bài tiết của chất calcium và cystine gây ra sỏi tiết niệu, ngoài ra còn làm giảm bài tiết của chất citrat giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi tiết niệu.
– Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine như: cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo… gây ra sỏi niệu.
– Ăn uống điều độ thực phẩm có chứa calcium như sữa tươi, các chế phẩm từ sữa như bơ, phomai…

Để dự phòng bệnh sỏi tiết niệu tái phát, người bệnh cần uống nhiều nước và chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày

Để dự phòng bệnh sỏi tiết niệu tái phát, người bệnh cần uống nhiều nước và chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày

– Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi. Cần ăn nhiều rau tươi có chất xơ sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột.
Sau khi xuất viện khoảng 1 – 2 tháng, người bệnh cần tái khám để làm các xét nghiệm bổ sung như: Ðo nồng độ calcium, phosphor và acid uric trong huyết thanh. Ðo nồng độ creatinin, calcium, phosphor, acid uric và oxalat trong nước tiểu 24 giờ. Nếu nồng độ các chất trên trong huyết thanh cao hơn bình thường hoặc thải ra nhiều trong nước tiểu, người ta cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp nhằm dự phòng bệnh sỏi tiết niệu tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital