Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới nhất giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể với chất lượng hình ảnh rõ nét nhất. Vậy những ai nên thực hiện chụp MRI? Phương pháp có an toàn hay không và có nên chụp cộng hưởng từ toàn thân thường xuyên hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới để có cho mình câu trả lời phù hợp nhất.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu rõ về phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân
1.1. Chụp cộng hưởng từ toàn thân bao gồm những gì?
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cắt lớp mới, sử dụng từ trường và sóng radio để tái tạo hình ảnh toàn bộ cơ thể. Phương pháp chụp cộng hưởng từ mặc dù không sử dụng tia X nhưng vẫn có thể giúp bác sĩ phát hiện ra được các bất thường của cơ thể.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ sắc nét, tương phản cao, chi tiết, rõ ràng, giải phẫu tốt. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh này để tái tạo 3D, tăng hiệu quả trong chẩn đoán bệnh và đánh giá được toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, bao gồm:
– Đầu: phát hiện u não, thoái hóa não (nguyên nhân khiến giảm/ mất trí nhớ), dị dạng mạch não (gây xuất huyết não và dẫn đến tử vong ở người trẻ), các u vùng hàm mặt,…
– Cổ: đánh giá các mô mềm vùng cổ, phát hiện u tuyến giáp, tuyến nước bọt, u hầu họng.
– Lồng ngực: phát hiện u phổi, u trung thất và hình thái của tim.
– Ổ bụng: phát hiện sớm khối u ở gan, thận, tụy, phúc mạc,…
– Xương cột sống: đánh giá toàn bộ cột sống từ cổ, ngực, thắt lưng, xương cùng cụt và các dây thần kinh xung quanh cột sống. Ngoài ra, còn giúp phát hiện thoát vị địa đệm, u lao và ung thư cột sống.
– Chậu hông (vùng tiểu khung): đánh giá xương chậu, khớp háng và các cơ quan như bàng quang, đại trực tràng, tử cung, buồng trứng ở nữ giới, tiền liệt tuyến ở nam giới,…
1.2. Đối tượng nên thực hiện chụp MRI toàn thân
Bất kỳ ai cũng đều có thể thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn thân. Tuy nhiên, chụp MRI là phương pháp thực hiện tốn nhiều chi phí, vì vậy để có thể sử dụng chụp MRI chẩn đoán bệnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí, với những đối tượng sau được khuyên nên thực hiện chụp cộng hưởng từ. Cụ thể bao gồm:
– Người có triệu chứng bệnh lý trong cơ thể, bao gồm cả bệnh lý lành tính và ác tính.
– Người có tiền sử gia đình có người thân từng bị bệnh lý ác tính hoặc ung thư…
– Người có các yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư như: xơ gan, viêm gan, hút thuốc lá lâu năm, làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư.
– Theo dõi trong và sau điều trị ở những bệnh nhân ung thư. Sau khi thực hiện phẫu thuật hay hóa xạ trị, người bệnh cần chụp cộng hưởng từ toàn thân để đánh giá tình trạng đáp ứng điều trị của bệnh. Đồng thời giúp bác sĩ phát hiện các thương tổn mới tái phát sau điều trị.
2. Đánh giá lợi ích và ảnh hưởng mà phương pháp này mang lại
2.1. Trước khi trả lời việc có nên chụp cộng hưởng từ, cùng tìm hiểu lợi ích mà phương pháp chụp MRI mang lại
Chụp cộng hưởng từ toàn thân là phương pháp hiện đại được đánh giá mang lại hiệu quả chẩn đoán bệnh hàng đầu với những ưu điểm vượt trội như:
– Đem lại sự an toàn tuyệt đối cho người khám do không sử dụng tia X hay nặng lượng xâm lấn đến cơ thể người bệnh. Vì vậy đây là phương pháp có thể sử dụng được cho cả phụ nữ mang thai. Không những vậy, chụp cộng hưởng từ còn được áp dụng để tầm soát sức khỏe, thực hiện định kỳ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của người thăm khám. Đây là ưu điểm lớn nhất của chụp cộng hưởng từ toàn thân so với chụp CT hay PET/CT chỉ được chỉ định trên người bệnh.
– Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ rõ nét cao, giúp nhìn được cả những bất thường ở các cơ quan rất nhỏ bên trong cơ thể. Ngoài ra còn có thể giải phẫu chi tiết và tái tạo hình 3D của các bộ phận. Với những chuỗi xung chuyên dụng, chụp cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phân biệt được những tổn thương lành tính và ác tính.
– Cho phép chẩn đoán sớm ung thư ở những người bệnh chưa có triệu chứng.
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, có thể cho kết quả ngay lập tức, không phải chờ đợi quá lâu.
2.2. Chụp cộng hưởng từ có hại không? Có nên chụp cộng hưởng từ toàn thân thường xuyên?
Vậy có nên chụp cộng hưởng từ thường xuyên hay không? Như đã nói ở trên, chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây đau hay khó chịu trong quá trình thực hiện. Quy trình chụp cộng hưởng từ không mất nhiều thời gian, không có bức xạ điện từ, không sử dụng tia X nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh và ít gây tác dụng phụ.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có tác hại hay ảnh hưởng gì nguy hiểm khi chụp cộng hưởng từ đối với sức khỏe. Vì vậy có nên chụp cộng hưởng từ toàn thân thường xuyên, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên đây là phương pháp tốn nhiều chi phí nên người bệnh cần cân nhắc tần suất thực hiện phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên chụp cộng hưởng từ toàn thân thường xuyên hay không”. Nếu đang có ý định thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn thân, hãy đến ngay với Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để sử dụng dịch vụ. Với hệ thống máy chụp cộng hưởng từ hiện đại nhất hiện nay cùng đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ thực hiện giàu chuyên môn, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi thực hiện chụp cộng hưởng từ tại đây. Ngoài ra, Thu Cúc TCI hiện đang cung cấp các gói khám sức khỏe tổng quát trong đó đã bao gồm chụp cộng hưởng từ toàn thân, giúp người bệnh tầm soát sức khỏe hiệu quả với chi phí được tối ưu nhất.