Dính tử cung là một tai biến thường gặp sau nạo hút thai, nạo hút nhau bị sót sau đẻ hoặc sẩy thai. Vậy dính tử cung có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
Dính tử cung có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, dính buồng tử cung là bệnh lý về sức khỏe sinh sản, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào còn tùy thuộc vào mức độ dính cũng như khả năng điều trị ở mỗi người.
Dính buồng tử cung nếu không được điều trị kịp thời hiệu quả, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người bệnh. Khi buồng tử cung bị dính, niêm mạc tử cung không thể phát triển và bong tróc bình thường, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh, vô kinh. Trong khi đó, kinh nguyệt lại là một tín hiệu quan trọng nhất về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nếu không có kinh nguyệt tức là không có dấu hiệu trứng chín và rụng. Đó là dấu hiệu cho thấy người phụ nữ không thể mang thai.
Nếu buồng tử cung bị dính một phần thì tinh trùng vẫn vào kết hợp được với trứng nhưng sau đó, phôi thai không thể đi vào tử cung, gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung hoặc các nguy cơ khác như sảy thai, sinh non.
Nếu buồng tử cung bị dính hoàn toàn thì tinh trùng sẽ không thể đi vào bên trong để giúp trứng thụ tinh được. Đó là một nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
Ngoài ra, dính buồng tử cung còn có thể xảy ra sau các nhiễm trùng như lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm phụ khoa. Khi đó, nó cũng là một dấu hiệu bất thường về sức khỏe của người phụ nữ.
Dính buồng tử cung điều trị như thế nào?
Bệnh hoàn toàn có thể chữa được bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với việc dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần tiến hành thăm khám sớm để bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết xem xét mức độ dính tử cung của bạn là như thế nào. Với việc phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách thành tử cung trước và sau của bạn, sau đó sẽ đặt một dụng cụ vào giữa để ngăn chặn chúng dính trở lại. Sau khi thủ thuật, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc để kích thích lớp nội mạc tử cung dày lên.
Một số triệu chứng cảnh báo dinh buồng tử cung
Một vài biểu hiện có thể xuất hiện khi bị dính buồng tử cung bao gồm:
– Kinh nguyệt không đều: Bản chất của hành kinh là việc bong các lớp niêm mạc tử cung. Khi buồng tử cung bị dính lại, sẽ không có chỗ cho lớp niêm mạc chức năng mọc, nên sẽ có rất ít kinh hoặc không có kinh tùy thuộc vào mức độ dính
– Đau bụng dưới: Biểu hiện này xảy ra sau khi bỏ thai khoảng 1 tháng. Cơn đau thường xuất hiện dạng đau râm ran, nặng hơn có thể dẫn đến các cơn đau dữ dội, đi lại, thậm chí đi vệ sinh cũng đau.
Nếu tình trạng của bạn kéo dài thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ và trình bày những nghi ngờ của mình, có thể bác sĩ sẽ cho bạn chụp X quang tử cung vòi trứng để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị tích cực. Để được thăm khám, chẩn đoán và định hướng phác đồ điều trị hiệu quả, người bệnh cần có được địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị.