Khi bị sưng nướu răng, người bệnh thường có cảm giác rất khó chịu, đau đớn và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Vậy sưng nướu răng làm sao hết?
Menu xem nhanh:
1. Sưng nướu răng là bệnh gì?
Sưng nướu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến. Khi bị bệnh này, nướu sẽ bị sưng đỏ, đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, ăn đồ ăn cứng, giòn sẽ bị chảy máu. Nếu có những dấu hiệu trên, bạn cần đến khám nha sĩ ngay nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng răng miệng và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
2. Nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng
2.1 Bệnh viêm nướu
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sưng nướu răng chính là do viêm nướu. Việc không chải răng đúng cách hay không dùng chỉ nha khoa sẽ khiến cho mảng bám không được lấy đi, vi khuẩn có cơ hội tấn công răng miệng và khiến cho nướu bị sưng lên.
2.2 Do một số loại thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ có thể khiến cho nướu bị sưng. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan tự mua thuốc để điều trị mà cần nhờ bác sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp, vừa điều trị hiệu quả được bệnh lý vừa không gây ra những tác dụng phụ không đáng có.
2.3 Chuyển sang dùng kem đánh răng, nước súc miệng mới
Theo các chuyên gia, một số khách hàng có tình trạng răng miệng nhạy cảm sẽ gặp phản ứng khi đổi kem đánh răng hay nước súc miệng mới. Nếu thấy có dấu hiệu này, bạn cần dừng ngay việc sử dụng sản phẩm và theo dõi xem triệu chứng có hết không.
2.4 Cơ thể thiếu chất
Cơ thể bị thiếu chất cũng khiến cho bạn gặp phải tình trạng sưng nướu. Đặc biệt, người bị thiếu vitamin C sẽ tình trạng sưng nướu sẽ gặp phải nhiều hơn.
2.5 Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Nướu bị sưng viêm là tình trạng thường gặp khi phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do khi trong thai kỳ, nội tiết tố thay đổi sẽ khiến cơ thể phản ứng lại với vi khuẩn, dẫn đến mảng bám sẽ dễ hình thành, khó điều trị triệt để và nướu bị ê buốt.
2.6 Thiết bị, khí cụ nha khoa
Nếu như bạn đang trong thời kỳ sử dụng răng giả, niềng răng thì có thể gặp tình trạng sưng nướu răng. Ban đầu khi mới sử dụng, bạn có thể không gặp hiện tượng này nhưng theo thời gian thể trạng cơ thể thay đổi, bạn có khả năng bị kích ứng do những khí cụ này.
2.7 Bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sưng nướu. Hiện tượng nhiễm trùng xảy ra do nấm và virus gây ra, bắt nguồn từ một số bệnh lý như: bệnh Herpes ở miệng, nấm miệng hay sâu răng.
2.8 Mọc răng khôn
Khi răng khôn (răng số 8) mọc lên bất thường thì hiện tượng sưng nướu răng cũng xảy ra. Răng khôn thường mọc lên trong độ tuổi trưởng thành, khi mô nướu đã phát triển dày, cứng nên khi răng khôn trồi lên, phần nướu sẽ bị cứng và tách ra, sưng đỏ, đồng thời những cơn đau âm ỉ, nhức nhối sẽ xuất hiện.
3. Sưng nướu răng làm sao hết?
3.1 Thực hiện tại nhà
– Thực hiện đánh răng đúng cách, kết hợp thêm một số biện pháp để chăm sóc răng miệng như súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa… để giảm đau và sưng hiệu quả. Tuy nhiên nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh gây tổn thương.
– Uống đủ lượng nước hàng ngày vì nước là nguyên liệu giúp sản xuất ra nước bọt, từ đó làm suy yếu vi khuẩn sinh ra trong miệng.
– Tránh xa khỏi các tác nhân gây kích ứng như: nước súc miệng quá mạh, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc gây tác dụng phụ cho răng miệng….
– Chườm nóng/lạnh để giúp giảm tình trạng sưng đau. Lưu ý cần chườm trực tiếp lên mặt chứ không phải lên phần nướu răng. Đầu tiên đắp miếng vải ngâm nóng lên, sau đó chườm bằng một túi lạnh. Lặp lại chu kỳ nóng – lạnh này khoảng 2 – 3 lần.
3.2 Đến các cơ sở nha khoa uy tín
Nếu tình trạng sưng nướu diễn ra trên 2 tuần, bạn đã áp dụng các cách giảm sưng đau tại nhà nhưng không hiệu quả thì cần đến khám nha sĩ sớm. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ dấu hiệu, tiền sử bệnh hay một số thông tin khác, thực hiện chụp X-quang, xét nghiệm máu….để tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp chi tiết thông tin cho thắc mắc “sưng nướu răng làm sao hết“. Cần lưu ý để việc điều trị sưng nướu răng hiệu quả, bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị tân tiến nhé.