Điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Hẹp khúc nối bể thận niệu quản là dị dạng thường gặp ở thận và đứng đầu trong các dị dạng tiết niệu. Đây là tình trạng chít hẹp từ bên trong hay bên ngoài tại vị trí nối tiếp giữa bể thận và niệu quản gây giãn  bể thận, đài thận. Nếu không can thiệp và điều trị sớm, hẹp khúc nối bể thận – niệu quản có thể dẫn tới bệnh lý thận ư nước. Thận bị ứ nước lâu ngày sẽ gây ứ mủ, suy thận và thận mất chức năng phải cắt thận.

Hẹp khúc nối bể thận niệu quản lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Hẹp khúc nối bể thận niệu quản lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Khi nhập viện, bệnh nhân thường có một số biểu hiện như đau bụng, bụng chướng, cần kiểm tra xem người bệnh có hiện tượng nhiễm trùng tiểu hay không.

Khi khám lâm sàng sẽ thấy thận to (thận ứ nước nặng), bác sĩ sẽ tiến hành tìm dấu chạm thận.

Một số xét nghiệm chỉ định để chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận niệu quản

– Xét nghiệm: chỉ định xét nghiệm ure, creatinin, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu.

– Siêu âm: cho biết kích thước thận đang giãn hiện tại, bề dày nhu mô thận; ngoài ra còn giúp phân biệt với bệnh lý giãn niệu quản, phát hiện thận đa nang phía bên kia.

– X-quang: Chụp cắt lớp dựng hình hệ tiết niệu có thuốc cản quang hoặc chụp UIV (chụp niệu đồ tĩnh mạch): cho biết tương đối chức năng thận, độ giãn của bể thận và đài thận, vị trí hẹp  khúc nối, đánh giá tình trạng nhu mô thận. Chụp cản quang bàng quang khi tiểu: là phương pháp nhằm xác định xem có trào ngược bàng quang niệu quản không. 10% thận nước có phối hợp với trào ngược bàng quang – niệu quản.

Các xét nghiệm chẩn đoán thận ứ nước do hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Từ kết quả khám bệnh lâm sàng và các xét nghiệm đi kèm, bác sĩ mới có thể kết luận chính xác tình hình bệnh lý của người bệnh.

Các xét nghiệm cụ thể để cần chỉ định để chẩn đoán tình trạng thận ứ nước:

– Thận ứ nước do phình niệu quản: phải thực hiện siêu âm, UIV mới có thể kết luận

– Thận ứ nước do trào ngược bàng quang-niệu quản: phải thực hiện siêu âm, UCR mới có thể kết luận.

– Thận đôi: phải thực hiện siêu âm, UIV mới có thể kết luận

– Thận đa nang: phải thực hiện siêu âm, UIV mới có thể kết luận

– Trường hợp kết quả thận câm trên phim X-quang thì lúc này chỉ định siêu âm sẽ giúp xác định đây là thận nước do hẹp khúc nối hoặc do giãn niệu quản. Nếu kết quả là thận đa nang, siêu âm sẽ giúp  xác định được là không có thông thương bể thận và đài thận.

Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán đúng và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán đúng và tư vấn cách điều trị phù hợp.

2. Các phương pháp điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản nhằm giải quyết thương tổn ở khu vực này, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng do thận ứ nước gây ra như nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp cao, suy thận…

2.1. Điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản bằng phương pháp phẫu thuật

Tùy vào tình trạng bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật khác nhau, cụ thể:

Nội soi niệu quản xẻ rộng chỗ hẹp:

Đây là phương pháp thường dùng cho trường hợp hẹp khúc nối niệu quản – bể thận đang mắc bệnh lý ở mức độ nhẹ hoặc vừa, không tìm thấy mạch máu chèn ép niệu quản. Phương pháp này áp dụng Laser để rạch rộng trong lòng đoạn niệu quản đang bị hẹp tại phần nối bể thận – niệu quản, sau đó ống niệu quản sẽ được nong rộng, bác sĩ tiến hành đặt một ống thông có tên y học là Double J vào niệu quản, có tác dụng giúp nước tiểu có thể chảy từ thận xuống đến bàng quang một cách thuận lợi, giúp thận tiếp tục hoạt động và không còn chịu tổn thương do tắc nghẽn trức đó gây ra, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế những cơn đau quặn thận dữ dội khi thận không được dẫn lưu tốt.

Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản

Dạng phẫu thuật này có thể áp dụng cả phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở với mục đích cắt bỏ đoạn hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, sau đó sẽ tạo hình khâu nối niệu quản với bể thận để loại bỏ hoàn toàn tình trạng hẹp khúc nối bể thận niệu quản trước đó. Phẫu thuật có tác dụng cải thiện khả năng thoát nước tiểu đang bị tắc nghẽn từ bể thận xuống niệu quản. Từ đó cũng giúp loại bỏ những biến chứng có thể xảy ra khi thận ứ nước như nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp cao, suy thận và mất nước…

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính với bệnh lý hẹp khúc nối bể thận niệu quản. 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính với bệnh lý hẹp khúc nối bể thận niệu quản.

2.2. Chăm sóc sau phẫu thuật điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Cách chăm sóc

– Chăm sóc vết mổ: để giúp nhanh lành vết thương và tránh nhiễm khuẩn người bệnh cần chú ý thay băng thường xuyên 1 – 2 lần/ngày, luôn giữ khô vết mổ. Nếu vết mổ có hiện tượng lạ như bị chảy máu, có mủ hoặc kèm theo sốt, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp thất thường, người bệnh cần thông báo ngay tới bác sĩ để có xử lý kịp thời.

– Sử dụng ống thông đúng cách: hầu hết người bệnh sau phẫu thuật, thời gian đầu người bệnh cần sử dụng ống thông để giúp cải thiện vấn đề tiểu tiện. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thời gian rút ống thông phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.

– Theo dõi dẫn lưu: trong quá trình dẫn lưu nước tiểu cần quan sát màu sắc nước tiểu, lượng nước tiểu, máu, mủ trong nước tiểu có xuất hiện hay không… Nếu nhận thấy bất thường, phải thông báo ngay với bác sĩ.

Chế độ vận động và tái khám

– Vận động sau mổ: sau phẫu thuật, không nên vận động mạnh, khoảng 4-6 tuần đầu bạn nên chú ý cử động nhẹ nhàng, cẩn trọng, quá trình sau này cũng chỉ nên vận động nhẹ nhàng, đặc biệt chú ý không thay đổi tư thế đột ngột để tránh tụt huyết áp hoặc có thể ảnh hưởng đến vết mổ. Khi ngồi dậy và di chuyển, nếu còn ống thông thì chú ý khóa ống nối để tránh dịch chảy ngược vào trong có thể gây nhiễm khuẩn. Khi vừa phẫu thuật xong, tốt nhất nên di chuyển bằng xe đẩy để thuận tiện và an toàn hơn.

– Tái khám: chú ý tái khám đúng lịch (sau 1 tháng, 6 tháng, hàng năm): Tái khám có tác dụng giúp đánh giá tổng trạng, tình trạng đau bụng và nhiễm trùng tiểu nếu có sau phẫu thuật. Khi khám, người bệnh sẽ được chỉ định siêu âm để đánh giá mức độ ứ nước và kích thước thận, bể thận hiện tại có còn xuất hiện hay không để từ đó tiếp tục có phác đồ điều trị thích hợp.

Chăm sóc sau mổ đúng cách giúp người bệnh phục hồi nhanh sau điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Chăm sóc sau mổ đúng cách giúp người bệnh phục hồi nhanh sau điều trị.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản, nếu bạn đang có những dấu hiệu như bụng chướng, khó tiểu, đau hông lưng…thì cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xác định chính xác bệnh lý của mình.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên – Phó giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc phụ trách Ngoại tiết niệu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital