Điều trị đau đầu hiệu quả với từng dạng bệnh

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh
Đau đầu là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, mỗi loại có cách điều trị phù hợp. Để biết cơn đau đầu của mình thuộc dạng nào, đó có thể là biểu hiện của bệnh gì và cách điều trị đau đầu với từng dạng bệnh ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Đau đầu gồm những dạng nào? Triệu chứng của từng loại?

1.1 Đau nửa đầu Migraine (hay còn gọi là đau đầu vận mạch)

Đây là dạng đau đầu phổ biến hiện nay, người bệnh bị đau một bên đầu trái hoặc phải. Cảm giác đau thường nhói lên từng cơn, giật giật bên vùng đầu bị đau. Mỗi đợt đau đầu kéo dài từ vài tiếng đến khoảng 72 tiếng. Cơn đau dạng này thường kèm theo nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn. Nếu đau nặng, người bệnh có thể giảm thị lực ở bên vùng đầu bị đau. Người bệnh thường thấy sợ tiếng ồn, nhạy cảm với mùi vị. Đau giảm khi được nghỉ ngơi tại nơi ít ánh sáng, tiếng ồn. Đau nửa đầu Migraine là do sự co thắt mạch máu não gây ra. Vì vậy, điều trị đau đầu dạng này cần phải tác động vào mạch máu não khiến mạch máu não ổn định trở lại và phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh.

Điều trị đau đầu vận mạch (đau nửa đầu Migraine)

Đau nửa đầu migraine hay còn gọi là đau đầu vận mạch là dạng đau nửa đầu phổ biến hiện nay.

1.2 Đau đầu do u não

Đây là dạng đau đầu nghiêm trọng nhất, bởi bệnh u não rất khó phát hiện sớm. Các triệu chứng của u não thường thoáng qua, đau đầu âm ỉ thậm chí ở giai đoạn sớm không có triệu chứng cụ thể. Khi khối u não ngày càng phát triển lớn dần sẽ chèn ép các cơ quan thần kinh trong não bộ khiến tình trạng đau đầu trở nên dữ dội hơn kèm theo một số triệu chứng khác như: chóng mặt, buồn nôn, sợ ánh sáng,… Nếu không được điều trị, người bệnh có thể tử vong hay để lại nhiều di chứng nặng nề.

1.3 Đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não)

Thiểu năng tuần hoàn nãy hay còn gọi là thiếu máu não. Thiếu máu não gồm thiếu máu não cục bộ và thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA). Trong trường hợp này cơn đau đầu thường kèm theo hoa mắt, chóng mặt, ù tai (nghe như có tiếng ve kêu trong tai), mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý có thể dẫn đến đột quỵ não, vì vậy điều trị đau đầu do thiếu máu não cần điều trị hiệu quả và dứt điểm, ngăn ngừa cơn đột quỵ não sau này.

1.4 Đau đầu trong bệnh cúm, sốt xuất huyết và sốt virus

Cúm, sốt cao (sốt xuất huyết, sốt virus) có thể gây đau đầu. Đau đầu do cúm cảm giác không dữ dội nhưng đau dai dẳng, kèm theo nhức mỏi khắp cơ thể. Đau đầu do sốt cao có cảm giác đau dữ dội như “búa bổ” có thể kèm theo chóng mặt, rất khó chịu.

1.5 Đau đầu do huyết áp thấp

Huyết áp thấp làm xuất hiện những cơn đau đầu âm ỉ, khó chịu, cảm giác nặng ở vùng trán hoặc phần đỉnh đầu.

1.6 Đau đầu do căng thẳng thần kinh

Stress, lo lắng, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh là một lượng lớn hormone Cortisol, làm tăng huyết áp, khiến nhịp tim đạp nhanh vượt mức cần thiết, rối loạn tuần hoàn máu, tạo áp lục tăng cao lên thành mạch là nguyên nhân dẫn đến đau đầu mệt mỏi kéo dài. Đau đầu do căng thẳng thần kinh thường có biểu hiện: nặng đầu, đau âm ỉ kéo dài, đặc biệt đau tăng lên khi người bệnh phải suy nghĩ hoặc căng thẳng về một vấn đề nào đó; luôn có cảm giác bị chít chặt khăn quanh đầu; kèm theo một số biểu hiện như khó ngủ, giảm khả năng tập trung, cơ vùng mặt – cổ – đầu cứng,… 

Ngoài ra, đau đầu có thể do nhiều bệnh lý khác gây ra như: rối loạn tiền đình, viêm xoang,…

Điều trị đau đầu do căng thẳng thần kinh hiệu quả tại Thu Cúc TCI

Đau đầu do căng thẳng thần kinh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, nhất là ở giới trẻ lao động trí óc, công việc áp lực.

2. Cách điều trị đau đầu với từng loại bệnh

Trước những cơn đau đầu hành hạ, người bệnh luôn mong có lời giải đáp đau đầu phải làm sao. Căn cứ vào loại đau đầu, tùy theo nguyên nhân của bệnh, sẽ có cách hỗ trợ điều trị hoặc cách giảm đau đầu khác nhau.

Ngoài u não là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, không mấy phổ biến có thể cần đến phẫu thuật, các dạng đau đầu còn lại phổ biến hơn và thường được hỗ trợ điều trị như sau:

2.1 Điều trị đau nửa đầu

Đây là loại bệnh hiện vẫn chưa có loại thuốc hay phương pháp nào hỗ trợ chữa một các hiệu quả rõ ràng. Tuy nhiên, một số cách hỗ trợ điều trị và một số loại thuốc có tác dụng hạn chế cường độ cơn đau, phòng tránh cơn đau xảy ra. Việc dùng thuốc phải dựa trên kết quả khám và tuân thủ theo đúng chỉ định y khoa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để hỗ trợ khắc chế bệnh.

2.2 Điều trị đau đầu trong bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Điều trị bệnh đau đầu do thiếu máu não càng sớm càng tốt, dùng thuốc phù hợp và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ giúp cải thiện lưu lượng máu lên não, giảm trị chứng đau đầu và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ não xảy ra.

Điều trị đau đầu trong bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Đo lưu huyết não chẩn đoán tình trạng lưu thông máu lên não, loại trừ nguyên nhân đau đầu do thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não).

2.3 Sốt virus, sốt xuất huyết, cảm cúm

Khám sớm khi có biểu hiện nghi vấn và thực hiện theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

2.4 Đau đầu do huyết áp thấp

Nếu một người có dấu hiệu chóng mặt, ngất tạm thời nghi ngờ là huyết áp thấp, cần nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Nếu có máy đo huyết áp tại nhà có thể sử dụng đo huyết áp để có phương pháp xử lý thích hợp. Cho người bệnh uống 2 ly nước tương đương với 480 ml, vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, ăn socola, rau cần tây, nước nho… sẽ có tác dụng làm tăng huyết áp nhanh cho người bệnh.

Người có tiền sử bệnh nên mang theo các loại thuốc có tác dụng tăng huyết áp đã được bác sĩ kê đơn, phòng trường hợp tụt huyết áp đột ngột.

2.5 Điều trị đau đầu do căng thẳng thần kinh

Điều trị đau đầu do nguyên nhân về tâm lý cần gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để đươc chẩn đoán đúng, tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả. Người bệnh nên tránh tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng thuốc điều trị tại nhà. Kết hợp với các biện pháp thư giãn, chế độ ăn uống, tập luyện giúp giảm bớt stress.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital