Điều trị bệnh thủy đậu: 5 lưu ý cơ bản

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh truyền nhiễm cấp tính này về cơ bản là không nguy hiểm. Tuy nhiên, thủy đậu vẫn có thể biến chứng rất nghiêm trọng trong một số trường hợp. Vậy, bố mẹ nên điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ như thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh truyền nhiễm cấp tính này biến chứng? Tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau của Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

1. Thuỷ đậu – Một bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ nhỏ

1.1. Thủy đậu phát sinh do virus Varicella – Zoster

Thủy đậu, tên dân gian là trái rạ, phát sinh do hoạt động của virus Varicella – Zoster tại niêm mạc đường hô hấp và tế bào biểu mô. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính mà mỗi chúng ta chỉ bị duy nhất một lần trong đời. Mặc dù vậy, virus Varicella – Zoster sẽ tồn tại trong cơ thể chúng ta mãi mãi. Trong hầu hết thời gian, chúng bất hoạt. Tuy nhiên, nếu có thể gặp được một số điều kiện thuận lợi, như bệnh nhân có suy giảm miễn dịch, bệnh nhân có sang chấn tâm lý,… chúng sẽ tái hoạt động. Lần tái hoạt động này chúng không gây thủy đậu mà gây Zona thần kinh.

Thủy đậu, tên dân gian là trái rạ, phát sinh do hoạt động của virus Varicella - Zoster.

Hoạt động của virus Varicella – Zoster là nguyên nhân khởi phát thủy đậu.

Tương tự các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác, thủy đậu lây từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp (dịch mũi, dịch họng), theo một trong hai phương thức sau:

– Phương thức thứ nhất, trực tiếp: Người không bệnh tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp người bệnh.

– Phương thức thứ hai, gián tiếp: Người không bệnh tiếp xúc gián tiếp với dịch tiết đường hô hấp người bệnh, thông qua tiếp xúc trực tiếp với đồ vật trung gian dính chúng.

1.2. Thủy đậu thường tồn tại cùng các tổn thương da

Thủy đậu có nhiều dấu hiệu nhận biết, xuất hiện không cùng lúc mà theo giai đoạn phát triển bệnh truyền nhiễm cấp tính này:

– Giai đoạn ủ bệnh (10 – 14 ngày sau nhiễm virus Varicella – Zoster): Thủy đậu tiềm ẩn, không có triệu chứng.

– Giai đoạn khởi phát: Thủy đậu gây sốt, đau đầu, đau cơ – xương – khớp, nổi hạch tai, phát ban, mệt mỏi,… Mặc dù đã có triệu chứng nhưng những triệu chứng này của thủy đậu là những triệu chứng không điển hình, không thể sử dụng để phỏng đoán sự tồn tại của nó.

– Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng của thủy đậu trong giai đoạn này là triệu chứng điển hình. Theo đó, nó là những mụn nước mọc trên nền các ban đỏ đã xuất hiện từ giai đoạn khởi phát. Những mụn nước này không mọc đồng thời mà mọc ở mặt trước rồi mọc ở tay, chân, thân sau. Bên cạnh triệu chứng điển hình đó, trong giai đoạn này, thủy đậu vẫn gây những triệu chứng không điển hình như giai đoạn khởi phát.

– Giai đoạn lui bệnh: Trong giai đoạn này, mụn nước chuyển từ trong suốt sang vàng rồi vỡ dần và đóng vảy. Sau 7 – 21 ngày, vảy mụn nước bong, để lại các dát màu hồng. Các dát màu hồng này có thể lõm hoặc không.

Mụn nước mọc trên nền các ban đỏ đã xuất hiện từ giai đoạn khởi phát.

Triệu chứng điển hình của thủy đậu là mụn nước mọc trên nền các ban đỏ.

1.3. Thủy đậu có thể khiến trẻ viêm phổi, viêm thận

Như đã chia sẻ phía trên, về cơ bản, bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu không nguy hiểm. Tuy nhiên, dù lành tính, thủy đậu vẫn có thể biến chứng. Biến chứng của thủy đậu có thể là:

– Nhiễm trùng tại chỗ;

– Viêm màng não, viêm não: Những biến chứng này có thể xuất hiện sau giai đoạn toàn phát của thủy đậu 1 tuần. Khi xuất hiện chúng khiến trẻ sốt cao, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê,…

Viêm tai giữa, viêm thanh quản: Những biến chứng này xuất hiện khi mụn nước thủy đậu mọc ở tai giữa, thanh quản vỡ và nhiễm trùng tại chỗ.

– Viêm phổi: Biến chứng này có thể xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của giai đoạn khởi phát. Khi xuất hiện, nó khiến trẻ ho nhiều, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực,…

– Viêm cầu thận, viêm thận: Biến chứng này khiến trẻ tiểu ra máu,…

2. 5 lưu ý cơ bản trong điều trị bệnh thủy đậu

Không có thuốc điều trị đặc hiệu là đặc điểm chung của các bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus. Thủy đậu không phải là ngoại lệ. Để điều trị thủy đậu, bố mẹ không thể làm gì nhiều hơn là chăm sóc trẻ theo những khuyến cáo sau:

– Cho trẻ sử dụng thuốc hạn chế triệu chứng để hỗ trợ cơ thể trẻ “chiến đấu” với thủy đậu. Những thuốc đó có thể là thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc giảm ngứa, thuốc kháng viêm,… Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ, những thuốc này trẻ phải được sử dụng dưới sự chỉ định của chuyên gia.

– Cho trẻ tắm hoặc lau người nhẹ nhàng thường xuyên để loại bỏ virus và các tác nhân tiêu cực khác từ môi trường. Khi tắm/lau người, sử dụng nước ấm, không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng.

– Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, mềm mại để hạn chế tình trạng vỡ mụn nước. Không gãi dù ngứa để tránh mụn nước vỡ, làm tổn thương lan tỏa.

– Chủ động cách ly trẻ với gia đình.

– Cho trẻ thăm khám và điều trị chuyên sâu với chuyên gia tại cơ sở y tế uy tín gần nhất nếu thủy đậu không thuyên giảm hoặc biến chứng thủy đậu có xu hướng xuất hiện.

Điều trị bệnh thủy đậu có thể rất dễ dàng. Nhưng cho dù thế, không bị thủy đậu thì vẫn tốt hơn là bị thủy đậu và khỏi. Hiện tại, thủy đậu có thể được dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin. Theo đó, chúng ta có phác đồ tiêm vắc xin thủy đậu như sau:

Điều trị bệnh thủy đậu không có thuốc đặc hiệu nhưng bệnh thủy đậu có vắc xin.

Thủy đậu có thể được dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin.

– Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

– Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 3 tháng đối với trẻ 1 – 13 tuổi; tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng đối với trẻ trên 13 tuổi.

Trong trường hợp chưa thể tiêm vắc xin, để dự phòng thủy đậu cho trẻ, bố mẹ nên và không nên thực hiện những khuyến cáo sau:

– Nên: Sử dụng các sản phẩm khử khuẩn để vệ sinh tay trẻ nhiều lần trong ngày.

– Không nên: Cho trẻ tiếp xúc với người bệnh và đồ đạc sinh hoạt của người bệnh. Cho trẻ đến những nơi đã ghi nhận các trường hợp mắc thủy đậu.

Phía trên là thông tin về cách điều trị bệnh thủy đậu. Để được giải đáp chi tiết các thắc mắc khác về bệnh truyền nhiễm cấp tính này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital