CA 125 là dấu ấn ung thư được sử dụng phổ biến để phát hiện, theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện ung thư buồng trứng tái phát sau điều trị. Chi tiết hơn về xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng CA 125 sẽ được giải thích trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Menu xem nhanh:
1. CA 125 – Dấu ấn đặc trưng tầm soát ung thư buồng trứng
1.1. Chỉ số CA 125 là gì?
CA 125 (Cancer antigen 125) là một loại protein có tác dụng như một chất chỉ điểm với độ nhạy và đặc hiệu cao đối khi cơ thể có các tế bào u. Đặc biệt, khi có sự hiện diện của các tế bào ung thư buồng trứng thì nồng độ CA 125 sẽ cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, một lượng nhỏ CA 125 còn được sản sinh bởi các mô bình thường và một số loại ung thư khác. Vì vậy, CA 125 còn được dùng như dấu ấn hạng 2 để sàng lọc ung thư tử cung và ung thư phổi.
1.2. Vai trò của CA 125 trong tầm soát và điều trị ung thư buồng trứng
Xét nghiệm CA 125 thường được dùng khi nghi ngờ người bệnh mắc ung thư buồng trứng hoặc cần xác định khối u buồng trứng của bệnh nhân. Khi chỉ số này tăng cao thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù mắc phải ung thư buồng trứng nhưng chỉ số này không tăng cao. Lúc này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu hơn như siêu âm buồng trứng, chụp CT, chụp MRI,…. để xác định chính xác bệnh.
Không chỉ sàng lọc ung thư buồng trứng, xét nghiệm CA 125 còn được dùng để theo dõi và đánh giá hiệu quả khi điều trị bệnh.
– Trước khi điều trị, người bệnh thực hiện xét nghiệm CA 125 để đánh giá tình trạng đáp ứng điều trị.
– Chỉ số CA 125 sẽ giúp theo dõi tiến triển của bệnh trong suốt quá trình điều trị.
– Sau khi phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u hoặc thực hiện hóa trị, chỉ số CA 125 sẽ trở về mức bình thường (<46 U/ml) sau khoảng 2 đến 3 tuần. Nếu sau điều trị, chỉ số CA 125 < 10 U/ml thì tiên lượng khá tốt, tỷ lệ sống trung bình của người bệnh là khoảng 5 năm.
– Ngược lại, nếu chỉ số này không giảm chứng tỏ cơ thể bệnh nhân đang không đáp ứng điều trị, cần thay đổi phác đồ điều trị khác hiệu quả tốt hơn.
– Ngoài ra, nồng độ CA 125 tăng cao có thể dùng để xác định ung thư buồng trứng đã tái phát sau điều trị.
2. Xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng CA 125 được chỉ định khi nào?
Chất chỉ điểm CA 125 không đặc hiệu đối với ung thư buồng trứng nên xét nghiệm này không được dùng để sàng lọc cho nhóm người bệnh không có triệu chứng. Tuy nhiên, xét nghiệm vẫn có thể sử dụng để tìm kiếm dấu hiệu sớm của ung thư ở những người có nguy cơ cao như:
– Có người thân đã từng mắc ung thư buồng trứng.
– Mang gen đột biến làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng như BRCA1 và BRCA2.
– Trước đây đã bị ung thư cổ tử cung, vú hoặc ung thư đại trực tràng.
– Phụ nữ sau mãn kinh.
Ngoài ra, xét nghiệm CA 125 sẽ được chỉ định nếu có các triệu chứng ban đầu của bệnh như khó tiêu, mệt mỏi và chán ăn. Hoặc những biểu hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn như:
– Cảm giác khó chịu, ậm ạch, đau vùng bụng dưới
– Bụng chướng
– Sờ thấy khối ổ bụng
– Chảy máu âm đạo
– Các triệu chứng về ruột và đường tiết niệu.
Sau khi được sử dụng để chẩn đoán bị ung thư buồng trứng, CA 125 được sử dụng để theo dõi trước và sau điều trị.
3. Xét nghiệm ung thư buồng trứng CA 125 được thực hiện như thế nào?
Quy trình thực hiện xét nghiệm CA 125 rất đơn giản. Khi thực hiện xét nghiệm CA 125, nhân viên y tế sẽ lấy máu bằng cách đâm kim tiêm vào tĩnh mạch, thường là ở bàn tay hoặc cánh tay. Mẫu máu thu được sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ số. Quy trình thực hiện xét nghiệm này rất an toàn và có thể hoạt động ngay sau khi lấy máu.
Một số rủi ro chung cho tất cả các xét nghiệm máu thường là khó lấy mẫu máu dẫn đến đâm kim nhiều lần, chảy máu nhiều ở vị trí lấy máu,… nhưng các rủi ro này cực kỳ hiếm gặp.
4. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm CA 125
Kết quả của xét nghiệm CA 125 có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố dẫn đến sai lệch kết quả, do vậy, người khám cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo kết quả chính xác.
4.1. Chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng CA 125 ở phụ nữ mang thai
Ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên, nồng độ CA 125 có thể tăng cao sau đó sẽ giảm dần ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, đây không phải là dấu hiệu ung thư. Vì vậy việc xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng không được khuyến nghị trong khoảng thời gian này.
4.2. Chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng CA 125 khi trong chu kỳ kinh nguyệt
Tương tự như khi mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt, chỉ số CA 125 cũng sẽ tăng nhẹ so với bình thường.
4.3. Các bệnh lý lành tính
Cụ thể, người bệnh khi mắc các bệnh viêm viêm phần phụ, viêm gan, viêm tụy,… cũng có thể làm tăng nhẹ nồng độ CA 125 trong máu.
4.4. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nồng độ CA 125 và gây sai lệch cho kết quả chẩn đoán bệnh.
Nhìn chung, chất chỉ điểm ung thư CA 125 có y nghĩa vô cùng lớn trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý một số yếu tố và lưu ý trên để đảm bảo hiệu quả và độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, việc lựa chọn được cơ sở y tế uy tín chất lượng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng và kết quả của xét nghiệm CA 125. Nếu bạn đang cần tìm một cơ sở khám bệnh uy tín để thực hiện xét nghiệm, bài viết xin phép được gợi ý địa chỉ khám sau.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI được biết đến là một cơ sở khám bệnh uy tín đã có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ khám sức khỏe nói chung và tầm soát ung thư buồng trứng nói riêng. Với quy trình khép kín cùng hệ thống máy xét nghiệm tự động hiện đại, bạn có thể an tâm thăm khám với trải nghiệm khám nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Nếu quan tâm bạn có thể lưu lại địa chỉ khám bệnh này để tham khảo nếu có nhu cầu làm thực hiện xét nghiệm CA 125.
Trên đây là những điều cần biết về chỉ số CA 125, mong bạn đọc đã có cho mình những thông tin hữu ích qua bài viết.