Diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Khi điều trị các bệnh lý liên quan đến tủy răng, việc điều trị tủy là bắt buộc và không ít trường hợp cần diệt tủy răng. Vậy sức khỏe răng miệng sau khi diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không?

1.Vai trò của tủy răng

Vị trí buồng tủy răng và ống tủy răng

Vị trí buồng tủy răng và ống tủy răng

Trong mỗi chiếc răng luôn có tủy răng, đây là một tổ chức được ví như nhựa sống của răng. Tủy răng chứa rất nhiều mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch bạch huyết) giúp dẫn khoáng, dinh dưỡng nuôi răng và có các dây thần kinh giúp dẫn truyền xung cảm giác vùng răng. Không chỉ thế, một tủy răng khỏe mạnh còn có vai trò chữa lành những tổn thương ở ngà răng.

Trong cấu tạo của răng, tủy răng có cả ở bộ phận thân răng (buồng tủy)  và chân răng (ống tủy). Do răng có thể có một, hai, ba hoặc bốn chân răng nên tương ứng có thể có 4 ống tủy ở một răng. Cấu trúc tủy trong mỗi ống tủy là những sợi mô mảnh, được phân nhánh từ buồng tủy thân răng xuống đến vùng chóp răng.

2. Diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Như đã đề cập bên trên, tủy răng là nhựa sống của răng. Như vậy khi diệt tủy răng đồng nghĩa với việc răng đã “chết”. Các cảm giác với thức ăn như ê buốt, nóng, lạnh,… cũng sẽ bị mất đi.

Răng mất tủy không còn cho cảm giác về quá trình ăn nhai như răng bình thường. Độ bền, cứng của răng bị mất tủy cũng bị giảm đi đáng kể. Nếu như với chiếc răng còn tủy, nếu được chăm sóc tốt chúng sẽ có hạn sử dụng là suốt đời. Ngược lại với những chiếc răng đã bị mất tủy, độ bền của răng nếu được chăm sóc tốt cũng sẽ giảm sút đáng kể, độ bền tối đa thường chỉ đạt từ 15 – 25 năm. Ban đầu khi mới điều trị tủy, cảm giác giữa răng còn tủy và mất tủy không quá chênh lệch, tuy nhiên, càng về sau, răng bị diệt tủy càng giòn, dễ bị vỡ mẻ khi tác động lực và thường hay bị vỡ ngang. Chính vì thế, đối với răng vĩnh viễn, cách tốt nhất là hạn chế tối đa việc điều trị tủy khi có thể. Trong trường hợp răng gãy mẻ, sâu răng lộ tủy,… hãy tới thăm khám sớm và điều trị để tránh viêm tủy.

Diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không là điều mà nhiều mà nhiều người

Diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không là vấn đề nhiều người quan tâm trước khi điều trị tủy

Khi trong giai đoạn sớm, các bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp thay thế như trám răng, bọc răng,…. thay thế để bảo vệ răng khỏi các tác nhân xấu, tránh xâm nhập tủy. Trường hợp viêm tủy mức độ nhẹ, bác sĩ có thể loại bỏ tủy viêm và bổ sung khoáng giúp tủy phục hồi. Tuy nhiên, nếu tủy bị viêm quá nặng, việc điều trị tủy là không thể tránh khỏi, tủy cần được loại bỏ để tránh viêm nhiễm sâu vào vùng chân răng, chóp răng. Trong một số trường hợp thối tủy và có dấu hiệu áp xe chóp răng, tiêu xương răng, bắt buộc cần phải nhổ bỏ răng và sử dụng các biện pháp trồng răng giả bằng cấy Implant để tránh tiêu xương hàm.

Với trẻ em chưa thay răng, việc diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Mặc dù bản chất chiếc răng sữa sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này tuy nhiên khi răng sữa bị sâu, viêm tủy thì các bác sĩ vẫn ưu tiên điều trị tủy để giữ lại răng thay vì nhổ bỏ hoàn toàn. Lý do là bởi răng sữa ngoài giúp trẻ ăn nhai còn có một nhiệm vụ quan trọng hơn là giúp trẻ định hình khung và vị trí mọc cho răng vĩnh viễn sau này. Nếu nhổ bỏ răng sữa, khoảng trống tạo ra sẽ khiến răng hai bên mọc lệch hoặc chiếm chỗ vị trí răng sữa vừa nhổ khiến cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên bị chen chúc. Chính vì thế với trẻ em khi diệt tủy cho răng sữa gần như không gây ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe răng miệng của trẻ.

3. Các bước diệt tủy răng

Để diệt tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành theo các bước sau đây:

Chụp XQuang răng trước khi điều trị

Chụp XQuang răng trước khi điều trị

3.1. Kiểm tra tình trạng răng

Việc kiểm tra răng giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng và xác định được có cần thiết phải diệt tủy hay có thể sử dụng phương pháp thay thế khác hay không.

Người bệnh sẽ được chụp XQuang để có thể quan sát chính xác cấu trúc hàm răng và xác định đúng vị trí của răng điều trị tủy.

Kết thúc quá trình kiểm tra, người bệnh sẽ được trao đổi về phác đồ điều trị một cách chi tiết.

3.2. Làm sạch răng miệng và gây tê

Trước khi diệt tủy, vùng răng miệng của bệnh nhân cần được thực hiện vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn từ khoang miệng vào hốc tủy răng. Sau đó, vùng điều trị tủy sẽ được gây tê nhằm giảm đau cho người bệnh.

3.3. Đặt đế cao su

Đặt đế cao su được đặt vào vị trí răng cần diệt tủy nhằm đảm bảo hàm răng sẽ luôn được khô ráo. Đồng thời trong quá trình điều trị tủy răng các hóa chất sử dụng cần được ngăn chặn để tránh đi xuống vùng nướu và vùng vòm họng.

3.4. Tiến hành diệt tủy răng

Trước khi diệt tủy răng, một lỗ nhỏ sẽ được khoan để tạo đường thông từ trên đỉnh răng đến ống tủy. Sau khi mở tủy và xác định chiều dài ống tủy, một dụng cụ hút tủy sẽ được đưa vào và giúp lấy hết những tủy viêm, hoại tử.

Sau quá trình hút tủy, phần rỗng sẽ được vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Bệnh nhân sẽ được thực hiện chụp X Quang để chắc chắn đã được hút hết phần tủy, tránh sót tủy gây nhiễm trùng, viêm tủy tái phát.

3.5. Trám ống tủy

Kết thúc quá trình diệt tủy, ống tủy được bít lại bằng nhựa nha khoa chuyên dụng, không gây độc cho cơ thể.

Khách hàng thực hiện điều trị tủy tại BV ĐKQT Thu Cúc

Khách hàng thực hiện điều trị tủy tại BV ĐKQT Thu Cúc

4. Cần chăm sóc răng như thế nào sau khi diệt tủy răng

Sau khi diệt tủy răng, răng được coi là răng chết nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố nhiệt độ, lực tác động. Răng có thể bị lung lay, gãy, vỡ, mẻ bất cứ lúc nào. Chính vì thế một chế độ ăn uống và chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo độ bền của răng được lâu hơn.

Chế độ ăn uống: Khi ăn uống, đặc biệt là với thức ăn cứng và dai, bạn nên hạn chế sử dụng khu vực răng có răng bị diệt tủy để tránh tác động lực lên răng.

Chăm sóc răng miệng: duy trì vệ sinh răng miệng để tránh thức ăn bám tạo cao răng và tránh sâu răng. Lưu ý khi đánh răng cần chải nhẹ nhàng và tránh đánh răng quá mạnh vì có thể làm mẻ, vỡ răng.

5.Giải pháp lâu dài cho hàm răng khỏe mạnh

Diệt tủy răng được coi là giải pháp tạm thời trong điều trị các vấn đề về bệnh lý tủy chân răng. Tuy nhiên về lâu dài, răng diệt tủy có thể phát sinh tình huống gãy rụng và lúc này bắt buộc cần trồng răng giả để tránh biến chứng tiêu xương khi mất răng.

Hiện nay, với tiến bộ của y khoa, phương pháp trồng răng Implant đang là phương pháp hiện đại và ưu việt nhất – giải pháp thay thế hoàn hảo cho các răng vĩnh viễn bị mất. Trồng răng Implant có trụ Implant được cấy vào xương hàm với tỷ lệ ăn khớp với hệ xương răng 100%, giúp khắc phục hoàn toàn biến chứng tiêu xương, giữ cấu trúc răng. Đồng thời với cấy răng Implant, nếu chăm sóc vệ sinh tốt thì độ bền sẽ lên tới hết đời. Bên cạnh đó, chức năng ăn nhai gần như được phục hồi hoàn toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital