Điểm danh những nguyên nhân gây ra viêm tiểu phế quản ở trẻ em?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng. Đặc biệt là vào thời điểm mùa đông ở miền Bắc nước ta, tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh tăng cao do thời tiết có tính chất hanh khô, nhiệt độ thấp. Vì thế trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm lạnh, virus xâm nhập vào cơ thể. Do đó, cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm và lưu ý vì tỷ lệ nhập viện để điều trị viêm phế quản ở trẻ rất cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nắm được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để từ đó có cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả, đúng cách.

1. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em do những nguyên nhân nào gây ra?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ là tình trạng viêm cấp tính của các phế quản nhỏ và trung bình. Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh viêm tiểu phế quản khiến cho đường dẫn khí nhỏ (hay còn có tên gọi khác là tiểu phế quản) ở phổi của trẻ bị viêm.

– Nguyên nhân dẫn đến viêm tiểu phế quản là do virus tấn công vào tiểu phế quản dẫn đến viêm nhiễm. Lâu dần chúng làm cho tiểu phế quản của trẻ bị sưng lên và viêm tấy, lòng phế quản bị tăng tiết chất nhầy gây khó khăn trong việc lưu thông không khí trong phổi.

– Virus có tên RSV được cho là thủ phạm chính gây nên viêm tiểu phế quản ở trẻ.

– Ngoài ra một số virus cũng là nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: virus cúm hay virus cảm lạnh thông thường.

– Hàng năm vào mùa đông nước ta, các bệnh viện ghi nhận nhiều ca nhiễm RSV ở đối tượng bệnh nhân dưới 6 tháng tuổi và do RSV có ít nhất hai chủng nên trẻ nhỏ đều có thể tái phát căn bệnh này.

– Cơ chế lây nhiễm của virus RSV rất giống với COVID-19 đó chính là lây bệnh từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với các giọt bắn giữa người lành và người bệnh trong quá trình giao tiếp, sinh hoạt, dùng chung đồ vật có chứa virus.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng

2. Những đối tượng trẻ nào có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản cao?

Phổi và hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc viêm phế quản cao nhất.

Một số trường hợp khác là do trẻ mắc các bệnh lý sau làm tăng nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản như:

– Trẻ nhỏ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng nặng.

– Trẻ sinh non.

– Trẻ bị mắc bệnh phổi mạn tính kèm theo bệnh lý tim bẩm sinh, cao áp phổi, loạn sản phế quản phổi.

-Trẻ sinh sống ở trong tập thể có người mắc bệnh như: nhà trẻ, trường học,… hay trong gia đình có người nhiễm bệnh;

– Trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc lá; khói bụi, môi trường độc hại.

– Trẻ nhỏ 6 tháng đầu trẻ hoàn toàn không được bú sữa mẹ.

Phổi và hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc viêm phế quản cao nhất.

Phổi và hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc viêm phế quản cao nhất.

3. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em có những biểu hiện như thế nào?

– Xuất phát điểm của bệnh thường có triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường.

– Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như: trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, sau đó phát triển thành ho, thở khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Ở một số trường hợp trẻ còn bị viêm tai giữa.

Trường hợp trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản do sinh non, bị bệnh phổi hoặc tim, bé khó ăn,… thì cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện hay các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các triệu chứng sau:

Nhịp thở của trẻ nhanh theo tuổi (nếu trẻ dưới 2 tháng là >60 lần/phút; trẻ từ 2 – 12 tháng là >50 lần/phút; trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi là >40 lần/phút).

– Mỗi lần trẻ hít vào xương sườn lõm xuống.

– Trẻ nôn, thở ra khò khè, khó khăn.

– Trẻ mệt mỏi, ủ rũ, kém hoạt động hoặc phản ứng chậm chạp.

– Biến chứng nặng ở trẻ bị viêm tiểu phế quản bao gồm: màu da, môi của trẻ trở nên xanh hoặc tím tái dần đi, trẻ bị mất nước, suy hô hấp, ngưng tim, ngưng thở.

– Khi viêm tiểu phế quản ở trẻ diễn biến nặng sẽ gây ra suy hô hấp ở trẻ, bệnh nhi sẽ phải đặt ống nội khí quản để hỗ trợ thở. Với những trường hợp trẻ có các bệnh lý nền, hệ thống miễn dịch suy yếu thì gia đình cần phải theo dõi sát sao nhằm kiểm soát bệnh từ sớm và kịp thời điều trị.

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như: trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, sau đó phát triển thành ho, thở khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực.

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như: trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, sau đó phát triển thành ho, thở khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực.

4. Những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ?

Virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ. Chính vì vậy để ngăn chặn mầm bệnh mọi người cần đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng chống bệnh như:

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi đi ra ngoài, đeo khẩu trang cho bé và cha mẹ để tránh nguy cơ lây bệnh cho trẻ.

– Nếu trẻ nhỏ bị mắc bệnh, cha mẹ lưu ý, cần cách ly trẻ tại nhà một thời gian đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn để tránh nguy cơ lây bệnh sang trẻ khác.

– Khi trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi cần che miệng, mũi cho trẻ bằng khăn giấy và sau đó xử lý rác thải lây nhiễm vào sọt rác đúng nơi quy định. Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có cồn để sát khuẩn để vệ sinh sau khi chăm sóc trẻ.

– Thường xuyên lau dọn, khử trùng bề mặt và vật dụng trong nhà, những vật mà mọi người sử dụng chung thường xuyên để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, không khí trong lành.

– Cho trẻ sử dụng đồ cá nhân riêng biệt như: cốc nước, khăn lau mặt, chậu rửa mặt, bát, đũa … để tránh lây nhiễm với người khác.

– Nếu trẻ ở gần những khu vực người có dấu hiệu viêm tiểu phế quản như bị sốt, cảm lạnh, hắt hơi… thì cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc.

– Bên cạnh đó, mẹ cần kiên trì cho con bú trong vòng 6 tháng đầu đời để hệ miễn dịch của con được đảm bảo, nâng cao khả năng phòng bệnh và lây nhiễm.

cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám, theo dõi sát sao và thực hiện điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, không nên tự ý đi mua thuốc và sử dụng cho trẻ tại nhà vì như vậy sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám, theo dõi sát sao và thực hiện điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, không nên tự ý đi mua thuốc và sử dụng cho trẻ tại nhà vì như vậy sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần nắm rõ để có những phương án xử lý điều trị và phòng tránh đúng cách. Nếu trẻ bị nhiễm RSV, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám, theo dõi sát sao và thực hiện điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, không nên tự ý đi mua thuốc và sử dụng cho trẻ tại nhà vì như vậy sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital