Hiểu đúng về dị ứng ở trẻ em để xử trí đúng cách

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Có rất nhiều phụ huynh còn hiểu sai về dị ứng ở trẻ em. Đặc biệt nhiều người còn tỏ ra thơ ơ, xem dị ứng ở trẻ em chỉ như nổi mẩn ngứa một chút rồi thôi. Tuy nhiên, dị ứng ở trẻ em có nhiều trường hợp nếu không được phát sớm và xử trí kịp thời có thể gây đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ.
biểu hiện dị ứng ở trẻ em
Dị ứng ở trẻ khiến bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của con nếu không được xử trí kịp thời. (ảnh minh họa)

Dị ứng là gì?

Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức/quá mẫn khi ăn, hít thở, các chất độc hại (dị nguyên/chất gây dị ứng). Dị ứng không phải là một bệnh mà chỉ là một phản ứng của hệ thống miễn dịch trên cơ thể. Phản ứng dị ứng này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể, dẫn đến các bệnh hoặc tình trạng như:

  • Sốc phản vệ
  • Hen suyễn
  • Viêm da tiếp xúc
  • Chàm
  • Mề đay
  • Dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng thuốc
  • Dị ứng nọc độc côn trùng

Nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ em

Trẻ bị dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên (chất gây dị ứng). Các dị nguyên này có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như thở, ăn uống, tiêm chích (bị côn trùng đốt/chích hoặc do tiêm thuốc) hoặc tiếp xúc qua da. Một số dị nguyên phổ biến là:

  • Phấn hoa từ cây cối, các loại cây cỏ, cỏ dại
  • Nấm mốc trong nhà và ngoài trời
  • Lông vật nuôi, thú cưng
  • Mối mọt trong chăn ga gối nệm, thảm và các vật dụng có hơi ẩm khác
  • Vảy da động vật trên các loại thú như mèo, chó, ngựa và thỏ
  • Một số loại thuốc và thức ăn
  • Nọc độc từ vết chích/đốt côn trùng.

Dị ứng thường có tính di truyền. Nếu cha/mẹ có dị ứng, con họ sẽ có nhiều khả năng cũng bị dị ứng. Nguy cơ này càng tăng khi cả cha và mẹ đều bị dị ứng.

nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ em

Khi nào thì các triệu chứng dị ứng ở trẻ em bắt đầu xuất hiện?

Một số chứng dị ứng ở trẻ em có thể xuất hiện từ rất sớm. Chằng hạn như bệnh chàm ở trẻ thường xảy ra trong những năm tháng đầu đời. Trong khi bệnh sốt cỏ khô có thể xảy ra ở lứa tuổi mầm non hoặc bắt đầu đi học. Ở một số trẻ em, các chứng dị ứng có thể thuyên giảm vào độ tuổi dậy thì. Các trẻ khác có thể vẫn tiếp tục bị dị ứng cho đến suốt đời.

Điều trị bằng thuốc có hiệu quả không?

Có nhiều loại thuốc để chữa các tình trạng dị ứng, bao gồm thuốc kháng histamine dạng viên hoặc xi-rô, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, thuốc trị suyễn, và các dạng thuốc kem và thuốc mỡ. Một số thuốc không cần toa bác sĩ. Các loại thuốc này có thể làm dịu các triệu chứng như ngứa, hắt hơi, tắc nghẽn, chảy mũi, khò khè, ho, phát ban và suyễn.

Thuốc chữa dị ứng có thể có các phản ứng phụ nhẹ như buồn ngủ hoặc gây khó chịu. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa dị ứng nào, hãy đọc các cảnh báo in trên nhãn mác. Nếu thuốc không làm giảm các triệu chứng của bé hoặc gây ra phản ứng phụ quá mạnh, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Bé có thể cần loại thuốc hoặc liều lượng thuốc khác. Mặc dù thuốc có thể hiệu quả, nhưng cũng cần phải xác định các tác nhân gây dị ứng và loại trừ chúng khi có thể.

Tại sao con tôi cần gặp chuyên gia về dị ứng?

Trẻ bị dị ứng nên cho con đi thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân, yếu tố gây dị ứng (dị ứng nguyên) để xử trí và phòng ngừa cho trẻ tốt nhất. (ảnh minh họa)

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn đưa con đến gặp một chuyên gia về dị ứng – bác sĩ chuyên điều trị các loại dị ứng. Chuyên gia về dị ứng có thể sẽ:

  • Tìm ra các tác nhân gây ra chứng dị ứng của bé.
  • Đề xuất các cách thức phòng tránh nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng.
  • Đưa ra kế hoạch điều trị.

Chích ngừa dị ứng là gì?

Bác sĩ có thể đề nghị cho bé chích ngừa dị ứng, còn gọi là liệu pháp miễn dịch. Các liều thuốc này có chứa một hàm lượng nhỏ các chất mà con bạn bị dị ứng. Nó sẽ giúp cơ thể bé dần dần trở nên ít mẫn cảm với các chất này hơn. Chích ngừa dị ứng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô và suyễn, và ngăn ngừa sốc phản vệ khi bị dị ứng nọc độc côn trùng. Tuy nhiên, không có loại chích ngừa đối với dị ứng thực phẩm.

Phụ huynh có thể giúp con tránh dị ứng bằng cách nào?

Cách tốt nhất là xác định và tránh các thứ mà bé bị dị ứng. Nếu con bạn có chứng dị ứng, hãy thử các cách thức sau:

  • Đóng kín cửa sổ trong mùa phấn hoa, đặc biệt là trong các ngày gió, khô – đó là thời điểm có nhiều phấn hoa nhất.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ và khô ráo để giảm mốc meo và mối mọt.
  • Tránh nuôi thú nuôi và trồng cây trong nhà.
  • Tránh những thứ mà bạn biết sẽ gây ra các phản ứng dị ứng cho bé.
  • Không để ai hút thuốc gần con bạn, đặc biệt là trong nhà và trong xe.
  • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc an toàn và hiệu quả, giúp làm giảm hoặc ngăn chặn các triệu chứng dị ứng.

(Thông tin tham khảo: benhviennhitrunguong.org.vn)

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital