Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh. Khi tuân thủ chế độ trên, quá trình hồi phục mắt sẽ nhanh chóng và hạn chế biến chứng nhất có thể. Vậy đau mắt đỏ kiêng gì để chóng khỏi? Thắc mắc này của bạn sẽ được Thu Cúc TCI giải đáp ngay qua đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về bệnh đau mắt đỏ
1.1 Khái niệm
Đau mắt đỏ hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc ở mắt. Đau mắt đỏ là trạng thái viêm nhiễm của lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu hoặc ở kết mạc mi. Bệnh đau mắt đỏ không quá nguy hiểm. Bạn có thể khỏi trong vòng 1 tuần nếu điều trị đau mắt đỏ đúng cách. Mỗi người có thể mắc bệnh đau mắt đỏ nhiều lần trong đời.
1.2 Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh đau mắt đỏ bao gồm:
– Do virus tấn công (nguyên nhân phổ biến nhất):
Gây ra bởi virus Adeno là chính. Bệnh cũng rất dễ lây cho người khác bởi tác nhân virus Adeno. Khi tiếp xúc với nước mắt, gỉ mắt hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân của người bệnh bạn cũng có thể bị lây.
– Do vi khuẩn tấn công:
Một số vi khuẩn là tác nhân chính gồm có: Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,… Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn cũng dễ lây sang người khác như do virus.
– Do dị ứng:
Các tác nhân như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn đều có thể gây đau mắt đỏ. Tuy nhiên, khi nhiễm do dị ứng thì đau mắt đỏ không lây cho người khác.
2. Đau mắt đỏ kiêng gì để chóng khỏi?
Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan thành dịch, nhất là vào thời điểm mùa hè cho tới cuối thu. Bởi lúc này thời tiết nắng mưa thất thường, độ ẩm không khí cao làm cho virus, vi khuẩn phát triển. Đau mắt đỏ có thể mắc ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch trẻ còn yếu. Vậy đau mắt đỏ kiêng gì để chóng khỏi?
2.1 Không được lạm dụng kháng sinh
Do đau mắt đỏ thường không quá nguy hiểm dẫn đến nhiều người lựa chọn mua thuốc tự uống tại nhà. Tuy nhiên, điều này là tuyệt đối không được vì tự xử lý y tế tại nhà có thể gây biến chứng. Đau mắt đỏ còn do nhiều nguyên nhân gây ra và mỗi loại sẽ có cách điều trị riêng từ bác sĩ.
Khi thấy các dấu hiệu đau nhức, mắt đỏ, ngứa mắt bất thường… rất có thể bạn đã bị đau mắt đỏ. Hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị sớm nhé. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nhất và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Mắt là bộ phận vô cùng nhạy cảm, vậy nên việc tự ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh điều trị rất nguy hiểm. Bởi hiệu thuốc chỉ bán thuốc dựa trên triệu chứng người bệnh. Nếu nhận định nhầm triệu chứng đau mắt đỏ có thể gây điều trị sai thuốc làm tốn thời gian và tiền bạc.
2.2 Tuyệt đối không dụi mắt
Cảm giác ngứa mắt sẽ tăng lên khi bạn mắc đau mắt đỏ. Khi đó theo phản xạ bạn sẽ dụi mắt liên tục cho đỡ ngứa. Tuy nhiên, việc này không nên bởi sẽ đưa vi khuẩn từ tay sang mắt làm bệnh nghiêm trọng hơn. Việc dụi mắt còn tạo ma sát gây tổn thương đến mắt nhiều hơn.
Với trẻ thì việc kiểm soát con dụi mắt sẽ khó hơn vì ba mẹ không thể theo dõi con cả ngày. Để giảm bớt triệu chứng trên, thay vì dụi mắt bạn cần vệ sinh mắt bằng khăn sạch, gạc y tế với nước sạch…
2.3 Kiêng tiếp xúc gần với người xung quanh
Đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm sang người khác, nên nếu bị bệnh bạn hãy xin nghỉ học và nghỉ làm để ở nhà. Đôi khi chỉ vô tình tiếp xúc với người bệnh bạn cũng có nguy cơ mắc đau mắt đỏ. Vậy nên bảo vệ bản thân và người xung quanh bằng cách ở nhà và ra ngoài khi thực sự cần thiết thôi nha.
Trong giai đoạn đó, bạn cũng tránh dùng chung đồ cá nhân: khăn mặt, bát đũa ăn cơm,…
2.4 Kiêng việc khiến mắt phải điều tiết nhiều
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên để mắt của mình được nghỉ ngơi nhiều hơn. Hạn chế tối đa phải làm việc hay hoạt động điều tiết mắt nhiều. Tránh xa các thiết bị điện tử như: Ipad, laptop, TV, điện thoại… chứa ánh sáng xanh.
Vậy nên, khi bị đau mắt đỏ hãy cố gắng hạn chế thật nhiều việc tiếp xúc với các đồ dùng công nghệ này.
2.5 Kiêng việc trang điểm mắt
Dù đặc thù công việc cần makeup, bạn cũng nên kiêng một thời gian khi đang bị đau mắt đỏ. Việc kiêng này giúp bạn điều trị mắt hiệu quả và chóng khỏi bệnh hơn. Bởi trong quá trình trang điểm, các hạt phấn có thể bay vô mắt khiến nhiễm khuẩn hoặc cộm mắt.
2.6 Kiêng sử dụng kính áp tròng 1 thời gian
Kính áp tròng là loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt giúp cải thiện thị lực. Tuy nhiên khi mắt bị đau, đỏ tổn thương thì việc tiếp xúc ấy có thể làm bệnh nặng hơn. Vậy nên, bạn hãy ngừng sử dụng kính áp tròng khi phát hiện bệnh. Thay vào đó, kính gọng cũng là giải pháp không tồi cho bạn.
2.7 Kiêng ăn rau muống khi bị bệnh
Vào mùa hè, rau muống là loại rau rất phổ biến và hầu như nhà ai cũng ăn. Chính bởi tính tiện lợi và ngon miệng nên nếu không nhớ, bạn rất có thể ăn phải rau muống khi bị đau mắt đỏ.
Phải kiêng rau muống bởi nó làm tăng tiết dịch mắt, gỉ mắt, ghèn nhiều khó vệ sinh và dễ nhiễm trùng thêm. Về lâu dài, bệnh đau mắt đỏ có thể lâu khỏi hơn bình thường.
2.8 Kiêng ăn các món cay nóng
Các món ăn cay nóng điển hình khi cho các gia vị như: ớt, gừng, tỏi… Điều này khiến kích thích thần kinh thị giác của bạn làm mắt trở nên tồi tệ hơn. Hơn nữa, ăn nhiều thực phẩm cay nóng sẽ khiến gia tăng cảm giác nóng trong người, ngứa, rát khó chịu ở mắt, táo bón…
Ngoài ra, những món nhiều đạm như: thịt chó, thịt dê, thịt bò… là những loại thịt có tính nóng bạn nên kiêng. Bởi nó không hề tốt cho người bị đau mắt đỏ.
2.9 Kiêng cả các loại thủy – hải sản có mùi tanh
Dù nhiều dinh dưỡng nhưng: cá, cua, tôm, ngao, ốc,… lại nên tránh ăn khi đau mắt đỏ. Bởi chúng chứa các chất có thể gây dị ứng vùng da quanh mắt và mắt.
Vậy nên để bệnh mau khỏi, bạn hãy hạn chế và kiêng được thì càng tốt đối với các đồ hải sản tanh nhé.
2.10 Kiêng hoàn toàn chất kích thích
Các chất kích thích như: rượu bia hay thuốc lá, các loại cà phê hoặc trà… khi nạp vào cơ thể sẽ sản sinh ra các gốc tự do gây hại. Vì thế khi sức đề kháng yếu bởi đau mắt đỏ, bạn nên tránh xa các chất trên. Nếu không cũng hãy hạn chế sử dụng khi đang bị bệnh vì chất kích thích gây tổn thương mắt nhiều hơn bạn nghĩ đó.
Hy vọng những thông tin kể trên giúp bạn biết đau mắt đỏ kiêng gì để chóng khỏi. Nếu thấy mắt có dấu hiệu bất thường, đừng quên Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn nhé.