Trứng vốn dĩ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là cho người bệnh. Tuy nhiên, đây được xem là loại thực phẩm có mùi tanh. Vì vậy, nhiều mẹ bầu băn khoăn rằng đau mắt đỏ có được ăn trứng không do người bị bệnh này cần kiêng những đồ tanh. Xem ngay câu trả lời bên dưới mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan bệnh đau mắt đỏ
Hiện tình trạng đau mắt đỏ đang lan rộng và số ca mắc ngày càng tăng tại nước ta, trong giai đoạn thời tiết vào độ giao mùa. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải đau mắt đỏ, kể các mẹ bầu.
Để nhận biết bệnh đau mắt đỏ, bạn có thể thông qua một số triệu chứng sau:
– Mắt sưng cộm, đỏ, ngứa, như có cảm giác có vật nằm trong mắt, cảm thấy nóng tức, nhạy cảm với ánh sáng, mắt có nhiều cặn hoặc rất nhiều dịch mắt chảy, tiếp xúc với gió gây chảy nước mắt nhiều.
– Bệnh có thể bắt đầu từ một bên và lan sang cả hai mắt cùng một lúc. Một số trường hợp, mí mắt sưng tấy, dịch mắt chảy nhiều, hai mí mắt dính vào nhau và khó mở mắt.
Trong trường hợp nhẹ, triệu chứng sẽ giảm đi sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng có thể kéo dài từ 2-3 tuần và nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây viêm kết mạc mạn tính, ảnh hưởng đến giác mạc và làm suy giảm thị lực…
2. Mẹ bầu bị đau mắt đỏ có được ăn trứng?
Theo các chuyên gia y tế chuyên về mắt, khi bị đau mắt đỏ, mẹ bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, mực vì chúng có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn gây đau mắt đỏ. Trứng cũng thuộc danh sách những thực phẩm có mùi tanh. Vậy liệu khi bị đau mắt đỏ, mẹ bầu có thể ăn trứng hay không?
Câu trả lời là mặc dù trứng được coi là thực phẩm có mùi tanh, nhưng vẫn có thể ăn trứng khi bị đau mắt đỏ. Bởi trong lòng đỏ trứng có chứa nhiều vitamin A, giúp cung cấp dưỡng chất cho mắt, tạo chất nhầy và duy trì độ ẩm cho mắt, từ đó giúp cải thiện sức khỏe mắt. Vì vậy, mẹ bầu bị đau mắt đỏ vẫn có thể ăn trứng, tuy nhiên, chỉ nên ăn một lượng vừa phải và không nên ăn quá nhiều.
3. Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn trứng để đảm bảo mang lại hiệu quả dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là với các mẹ đang bị đau mắt đỏ:
– Số lượng trứng: Mẹ bầu có chỉ số cholesterol bình thường (<200 mg/dL) có thể ăn từ 3-4 quả trứng/tuần và không ăn quá 20 lòng đỏ trứng gà mỗi tháng. Mẹ bầu có chỉ số cholesterol cao (>200 mg/dL) nên tránh ăn lòng đỏ trứng và tư vấn bác sĩ về lượng trứng nên ăn nhằm đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
– Thời điểm ăn: Mẹ bầu nên ăn trứng vào bữa sáng để tối ưu hóa việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Tránh ăn trứng vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ để tránh các vấn đề tiêu hóa và giấc ngủ trong thai kỳ.
– Bảo quản đúng cách: Trứng không nên để quá lâu (hơn 3 tuần) để tránh biến chất protein. Nên ăn trứng ngay sau khi luộc và bảo quản trứng sống trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 tuần hoặc trứng đã luộc tối đa 7 ngày. Ăn trứng không đảm bảo có thể khiến mẹ bầu gặp hậu quả nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy…
– Không uống trà sau khi ăn trứng: Uống trà sau khi ăn trứng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với mẹ bầu và thai nhi, có thể gây táo bón và ngộ độc.
– Không ăn trứng sống: Mẹ bầu không nên ăn trứng chưa nấu chín hoặc trứng còn sống để tránh nhiễm vi khuẩn salmonella gây nguy hiểm cho sức khỏemẹ và thai nhi như gây co thắt và nhiễm trùng tử cung, khiến thai nhi tử vong hoặc sinh non.
4. Các thực phẩm mẹ bầu đau mắt đỏ nên kiêng
Để quá trình hồi phục đau mắt đỏ diễn ra nhanh chóng và hạn chế những triệu chứng khó chịu của bệnh đau mắt đỏ, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mắc bệnh. Và dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế khi bị đau mắt đỏ:
– Hành tỏi: Hành tỏi có vị cay nóng có thể kích thích mắt và làm mắt bị nóng, tức, và chảy nước mắt nhiều hơn. Việc chảy nước mắt do hành tỏi có thể khiến virus lây lan sang mắt khác và lây lan gián tiếp sang những người xung quanh. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế việc ăn các món có nhiều hành tỏi khi bị đau mắt đỏ.
– Cá và các thực phẩm có vị tanh như tôm, cua, ốc: Vị tanh của các loại cá và các loại hải sản khác có thể làm tổn thương kết mạc và làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Do đó, mẹ bầu đang bị đau mắt đỏ nên hạn chế ăn cá và các thực phẩm có vị tanh.
– Mỡ động vật: Mỡ động vật chứa nhiều chất béo có thể tăng tình trạng ghèn ở mắt và làm mờ thị lực. Tuy nhiên, cơ thể vẫn cần một lượng mỡ động vật để duy trì hoạt động xương khớp, vì vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn mỡ động vật nhưng nên ăn ít hoặc sử dụng dầu thực vật thay thế để chế biến thức ăn.
– Đồ uống có cồn: Rượu bia và các đồ uống có cồn có thể gây xung huyết ở mắt, giảm thị lực và khả năng kháng khuẩn của mắt. Để chữa đau mắt đỏ nhanh chóng, mẹ bầu nên có thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích và duy trì vệ sinh mắt đúng cách.
Như vậy, bài viết vừa trả lời cho các mẹ bầu câu hỏi đau mắt đỏ có được ăn trứng không và những lưu ý khác để mẹ kiêng cữ nếu đang bị bệnh đau mắt đỏ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh đau mắt đỏ hay bất cứ vấn đề nào khác gặp phải trong thai kỳ, để lại thông tin bên dưới để được các bác sĩ chuyên môn tại Thu Cúc TCI hỗ trợ sớm nhất, mẹ nhé!