Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên của trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ không phải bố mẹ nào cũng biết, mặc dù đây là một bệnh khá phổ biến. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào mùa lạnh. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm đường hô hấp trên nếu không có biện pháp xử trí kịp thời cũng như điều trị hiệu quả bệnh rất dễ tái phát trở lại và có thể gây ra các biến chứng viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản phổi, viêm phổi,… Vì vậy, ba mẹ hãy trang bị những kiến thức căn bản về bệnh, để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất cho bé.

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ là gì?

Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Hình ảnh mô tả bộ phận thuộc đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới ở trẻ.

Đường hô hấp trên ở trẻ bao gồm mũi, họng, xoang và thanh quản. Đây là những cơ quan ở phía trên của đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với không khí, nên dễ bị ảnh hưởng với mọi điều kiện bất lợi của môi trường và dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp trên. Ban đầu là cảm lạnh sau đó có thể dẫn tới viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa

Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp, dễ điều trị nhưng lại hay tái phát với các triệu chứng sau đây. Ba mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu để có biện pháp xử trí tốt nhất cho con.

Các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên thường ho, sốt nhẹ sau đó các triệu chứng dần nặng lên nếu ba mẹ không có biện pháp chăm sóc cũng như xử lý hiệu quả. (ảnh minh họa)

Đối với trẻ sơ sinh

Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên chủ yếu là sốt nhẹ (khoảng 38,5 độ C), ho, chảy mũi hoặc không chảy mũi, khò khè, quấy khóc, bỏ bú…

Đối với trẻ lớn

Triệu chứng hay gặp là chảy mũi hoặc nghẹt mũi, sổ mũi, ho, đau họng, khàn tiếng, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn…

Những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ

– Virus: Rhino, Corona, Adeno, virus cúm Parainfluenza, virus hô hấp hợp bào RSV…

– Vi khuẩn: liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae, một số loại nấm….

Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp khi gặp các điều kiện thuận lợi như: trẻ sinh non, môi trường sống ô nhiễm, thời tiết thay đổi, trẻ đang mắc phải các bệnh về hô hấp như hen phế quản,…

Cách phòng ngừa và điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ

điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ hiệu quả với bác sĩ Nhi tại Thu Cúc

Chuyên khoa Nhi thuộc hệ thống y tế Thu Cúc là địa chỉ an toàn được hàng ngàn bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên ba mẹ chớ nên chủ quan, mà hãy cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ để bệnh mau chóng khỏi, hạn chế tái phát và không gây biến chứng xuống đường hô hấp dưới. Khi thăm khám các dấu hiệu, ngoài việc điều trị dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau đây để giúp bé nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ tái phát:

Dinh dưỡng

Mẹ cần cho bé bú đủ các cữ trong ngày. Nếu bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cân đối thực đơn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cho bé.

Phòng ngủ của bé

Mẹ cần vệ sinh và dọn dẹp lại phòng của bé sạch sẽ, gọn gàng hơn. Nếu sử dụng máy điều hòa, hãy lưu ý điều chỉnh ở nhiệt độ khoảng 25 – 26 độ C. Mẹ nên sờ sau gáy và lưng bé, nếu bé không toát mồ hôi và ngủ ngon thì nhiệt độ phòng phù hợp. Nhớ tắt máy lạnh trước khi bé rời khỏi phòng 30 phút để cơ thể bé không bị chênh lệch nhiệt độ quá đột ngột so với  môi trường bên ngoài.

Phòng ngừa lây nhiễm

Viêm đường hô hấp trên là một bệnh lây qua tiếp xúc nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc chất tiết (đờm, nước bọt…), tránh các yếu tố có hại cho đường hô hấp như: bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc…

Vệ sinh mũi, họng cho trẻ

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng giúp bé thông thoáng đường thở và không để môi trường cho vi khuẩn phát triển. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý cho bé nhỏ mũi và súc miệng nhưng không nên quá lạm dụng khiến niêm mạc mũi họng của trẻ bị khô và dễ bị tổn thương.

Nếu các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên của trẻ không đỡ mà ngày càng nặng hơn, ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để con được bác sĩ thăm khám định kỳ và điều trị tốt nhất.

Vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 nếu cần tư vấn thêm về bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ hay muốn đặt lịch khám cho bé với các bác sĩ Nhi khoa tại Hệ thống y tế Thu Cúc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital