Dấu hiệu ung thư dạ dày – Ai có nguy cơ mắc ung thư dạ dày?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư dạ dày là bệnh khá phổ biến và gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không phát hiện và điều trị sớm. Thông qua các dấu hiệu ung thư dạ dày, chúng ta sẽ phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.

1. Ai có nguy cơ mắc ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày thường gặp ở những đối tượng sau:

  • Những người trên 50 tuổi mắc có nguy cơ mắc nhiều hơn những người trẻ tuổi.
  • Những người bị viêm loét dạ dày mạn tính, có nhiễm vi khuẩn HP.

Ung thư dạ dày có thể gặp ở những người bị viêm loét dạ dày mạn tính
  • Những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Bởi thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày phải chịu đựng nhiễm độc kéo dài gây đột biến gen và có thể gây ung thư.
  • Những người có các khối u lành tính (gọi là các polyp) có thể bị ung thư dạ dày.
  • Những người có thói quen ăn uống không khoa học như thức ăn nhiều dầu mỡ chiên rán, xào…
  • Những người thừa cân – béo phì.
  • Những người có bố mẹ đẻ, anh chị em ruột mắc ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

2. Các dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp

Khi bị ung thư dạ dày, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau dạ dày: Dấu hiệu điển hình của đau liên quan đến ung thư dạ dày là dai dẳng, đau ở vùng giữa bụng.
  • Chướng bụng, tiêu chảy và táo bón: Đây cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp. Các khối ung thư phát triển trong dạ dày có thể gây chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, xáo trộn nhu động ruột gây tiêu chảy, táo bón.

Bệnh thường gây triệu chứng đau dạ dày, chướng bụng, tiêu chảy... ảnh hưởng tới sức khỏe

Bệnh thường gây triệu chứng đau dạ dày, chướng bụng, tiêu chảy… ảnh hưởng tới sức khỏe

Bệnh thường gây triệu chứng đau dạ dày, chướng bụng, tiêu chảy… ảnh hưởng tới sức khỏe
  • Ợ nóng: Các triệu chứng khó chịu ở ruột như ợ nóng, ợ chua… có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Khi bị ung thư dạ dày người bệnh cũng thấy xuất hiện triệu chứng giảm cân đột ngột và không rõ nguyên nhân.
  • Máu trong phân hoặc nôn ra máu: Khi mắc bệnh, máu trong phân sẽ có màu nâu sẫm như bã cà phê hoặc đen như nhựa đường (vì máu đã bị tác động của men tiêu hóa). Còn máu trong chất nôn sẽ có màu đỏ tươi, và có thể lẫn với màu cà phê.

Các dấu hiệu ung thư dạ dày cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

3. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Các phương pháp có thể sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày như:

  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần dạ dày có tế bào ung thư để loại bỏ sớm bệnh.
  • Hóa trị: Đây là một biện pháp dùng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn xót lại. Đa số các loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày được sử dụng theo đường truyền vào tĩnh mạch. Một số trường hợp khác có thể sử dụng theo đường uống.

Người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh theo đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh theo đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh theo đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ
  • Xạ trị: Đây là biện pháp sử dụng các tia năng lượng cao tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển. Xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Liệu pháp sinh học: Phương pháp điều trị này nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể để có thể hồi phục lại sau các tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày vừa kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám, tầm soát bệnh cho người bệnh, Khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc đã hợp tác chuyên môn với đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ Singapore giúp tư vấn điều trị các bệnh ung thư hiệu quả, trong đó có ung thư dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital