Chửa ngoài dạ con hay chửa ngoài tử cung là tình trạng không hiếm gặp ở nữ giới. Đây là tình trạng nguy hiểm cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng cho thai phụ.
Menu xem nhanh:
1. Chửa ngoài dạ con là gì?
Theo thống kê chính thức, cứ 1000 phụ nữ mang thai thì có khoảng 4 đến 5 người chửa ngoài dạ con. Đây là một hiện tượng thai nghén bất thường, phôi thai sau khi thụ tinh không thể di chuyển vào buồng tử cung làm tổ mà bị lưu lại ở buồng trứng, vòi trứng, vòi tử cung, cổ tử cung, ổ bụng,…
Nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài tử cung:
– Viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục như chlamydia, lậu,..
– Từng nạo phá thai nhiều lần trước đây
– Vòi trứng tắc, hẹp do bẩm sinh hoặc có khối u
– Mắc các bệnh tử cung, buồng trứng như u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…
– Từng phẫu thuật vòi trứng
– Phụ nữ nghiện thuốc lá hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc lâu ngày
– Dùng thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai, thắt ống dẫn chứng
Có nhiều thai phụ mặc dù không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào kể trên nhưng vẫn có thể mang thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa Sản TCI khuyến cáo thai phụ nên đến ngay cơ sở y tế uy tín khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, để được can thiệp và điều trị kịp thời.
2. Những dấu hiệu sớm nhận biết chửa ngoài dạ con
Thông thường, quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong khoảng từ 5 đến 10 ngày sau quan hệ tình dục. Sau khi thụ thai thành công, thai sẽ di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung, khi đó người mẹ sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai như trễ kinh, que thử thai lên 2 vạch,… Nếu mang thai ngoài tử cung, thai phụ vẫn gặp các triệu chứng kể trên nhưng kết quả siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung.
Dấu hiệu sớm nhận biết chửa ngoài dạ con:
– Đau bụng: Triệu chứng điển hình của mang thai ngoài tử cung, thai phụ sẽ cảm thấy bụng khó chịu, đau hoặc rất đau 1 bên kéo dài nhiều ngày không hết.
– Chảy máu âm đạo: triệu chứng thường bị nhiều chị em bị nhầm lẫn với kinh nguyệt. Tuy nhiên, xuất huyết do chửa ngoài dạ con khác với máu hành kinh thông thường, máu ra ít một, màu thẫm, không đông lại và kéo dài nhiều ngày. Đa phần máu ra chậm hơn so với ngày hành kinh dự kiến, tuy nhiên cũng có một số người xuất huyết trùng hoặc sớm hơn ngày hành kinh.
– Táo bón: dấu hiệu xảy ra ngay khi mới mang thai.
– Nồng độ HCG giảm dần: với thai phụ mang thai bình thường, nồng độ HCG sẽ tăng theo tuổi thai, còn với người mang thai ngoài tử cung HCG tăng chậm hoặc càng ngày càng giảm. Đây là nguyên dân dẫn đến tình trạng que thử thai chỉ cho kết quả 1 vạch, hoặc ban đầu thử thai thì lên 2 vạch nhưng một thời gian sau thử lại chỉ hiển thị 1 vạch.
Thai ngoài tử cung nếu không phát hiện sớm, để đến khi thai ngoài tử cung bị vỡ, máu chảy ồ ạt vào ổ bụng sẽ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của mẹ.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ thai vỡ dưới đây, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời:
– Bụng đau dữ dội hơn
– Khó thở, mạch đập nhanh
– Chân tay bủn rủn, kiệt sức, ngất xỉu
– Mặt tái nhợt, toát mồ hôi hột
– Huyết áp thấp
3. Phương pháp điều trị chửa ngoài dạ con an toàn
Thai làm tổ ngoài tử cung không thể phát triển bình thường, cũng không có cách nào để đưa thai về tổ, do đó phương pháp tốt nhất dành cho thai phụ là loại bỏ thai để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ cho thai phụ tiến hành thử thai, xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi ổ bụng để chắc chắn tình trạng mang thai ngoài tử cung, tìm vị trí thai, tuổi thai, kích thước thai, tình trạng thai và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, có thể điều trị đơn giản bằng thuốc, hoặc phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở bụng.
3.1. Loại bỏ thai ngoài tử cung bằng thuốc
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp thai được phát hiện sớm, kích thước còn nhỏ với đường kính không quá 3cm và chưa bị vỡ.
Thuốc được sử dụng để loại bỏ thai có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào thai, theo đó khối thai sẽ tự tiêu biến sau 4 đến 6 tuần điều trị.
Một số tác dụng phụ thai phụ có thể gặp phải là: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, rụng tóc, loét miệng, suy tụy, suy gan, suy thận,…
Lưu ý: Sau khi điều trị, thai phụ cần tránh việc mang thai lại trong tối thiểu 3 tháng hoặc thời gian khác theo tư vấn riêng của bác sĩ.
3.2. Loại bỏ thai ngoài tử cung bằng phương pháp phẫu thuật
Có 2 phương pháp phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở bụng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có tư vấn và chỉ định riêng.
– Phương pháp phẫu thuật nội soi: áp dụng khi khối thai có kích thước lớn nhưng chưa bị vỡ, phẫu thuật sẽ mở thông vòi hoặc cắt bỏ vòi trứng tùy thuộc vào tình trạng khối thai.
– Phẫu thuật mở bụng: áp dụng trong trường hợp thai ngoài tử cung phát triển lớn và bị vỡ, gây xuất huyết trong nghiêm trọng. Ống dẫn trứng trong trường hợp này thường đã bị hư hỏng nghiêm trọng nên cần được xử lý cắt bỏ.
Để quá trình chữa trị mang thai ngoài tử cung diễn ra an toàn và hạn chế tối đa biến chứng, thai phụ nên lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và máy móc hiện đại.
Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang máy móc tiên tiến hiện đại bậc nhất hiện nay; Khoa Phụ sản Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang là địa chỉ uy tín được nhiều người tin tưởng.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thai ngoài tử cung cũng như các vấn đề liên quan đến thai sản khác, bạn có thể liên hệ với TCI để được hỗ trợ sớm nhất.