Dấu hiệu đau dạ dày điều trị bệnh hiệu quả hơn

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Phạm Khánh Hồng

Bác sĩ Nội Khoa

Đau dạ dày là bệnh phổ biến thuộc nhóm bệnh lý về đường tiêu hóa. Nhận biết sớm những dấu hiệu đau dạ dày giúp chúng ta chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.Đau dạ dày là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày. Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường phải chịu những cơn đau âm ỉ, khó chịu. Những cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh phải làm việc căng thẳng, lo lắng nhiều, tâm trạng buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi đặc biệt là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi.

Menu xem nhanh:

1. Các dấu hiệu đau dạ dày điển hình

1.1. Đau vùng thượng vị

Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở người bệnh đau dạ dày, cảm giác đau âm ỉ, đau nóng rát và tức vùng bụng gây cảm giác rất khó chịu. Đau đặc biệt tại vị trí vùng bụng đến ngực, đôi khi có thể lan đến cả sau lưng.

Đau vùng thượng vị ở người bệnh đau dạ dày có tính chất cấp tính. Triệu chứng thường xuất hiện và kéo dài từ 1 – 2 tuần, sau đó giảm dần và biến mất cho đến đợt cấp tính tiếp theo.

1.2. Chán ăn, ăn uống kém

Đau dạ dày thường khiến người bệnh chán ăn, kém ăn uống cũng như thức ăn không được tiêu hóa tốt. Sau bữa ăn, việc đau dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nên người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó chịu bụng. Vì thế người bệnh cũng không muốn ăn và không thèm ăn.

Bên cạnh đó, sau khi ăn, bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng bỏng rát, đau vùng thượng vị.

1.3. Buồn nôn, nôn

Triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở người bệnh đau dạ dày mà các bệnh lý như xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày,… cũng sẽ gặp phải. Buồn nôn và nôn nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và cả sức khỏe của người bệnh.

Tình trạng nôn nhiều kèm theo thức ăn và dịch vị dạ dày dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm họng và các vấn đề sức khỏe khác. Đồng thời nôn nhiều dễ khiến bệnh nhân mất nước, rối loạn điện giải. Các trường hợp này cần được phát hiện và truyền dịch, bổ sung điện giải để tránh biến chứng nguy hiểm như hạ huyết áp, trụy tim mạch,…

1.4. Ợ hơi, ợ chua

Ợ hơi, ợ chua là các triệu chứng quan trọng để nhận biết bệnh đau dạ dày. Bệnh nhân dễ bị ợ chua, ợ hơi kèm theo đau vùng thượng vị.

dấu hiệu đau dạ dày

Đau thượng vị là dấu hiệu thường gặp nhất ở người bệnh đau dạ dày, cảm giác đau âm ỉ, đau nóng rát và tức vùng bụng gây cảm giác rất khó chịu.

2. Nguyên nhân gây nên các cơn đau dạ dày là gì?

Chúng ta chắc đều quá quen thuộc về các bệnh lý liên quan tới dạ dày, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ được nguyên nhân nào dẫn tới cơn đau dạ dày. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ đau dạ dày và gây ra các triệu chứng khó chịu:

2.1. Vi khuẩn HP

Trên thực tế có tới 75% các trường hợp bị đau dạ dày nguyên nhân là do vi khuẩn HP. Sau khoảng thời gian trú ngụ trong dạ dày, HP sẽ tạo ra những tổn thương cho niêm mạc và hình thành nên các ổ viêm loét tại đây;

2.2. Thói quen thường xuyên hút thuốc lá hoặc sinh hoạt không lành mạnh

Điều này nếu kéo dài lâu ngày sẽ làm tăng tiết pepsin và axit trong dịch vị. Từ đó gây bào mòn lớp niêm mạc dạ dày dẫn tới các cơn đau cho người bệnh;

2.3. Chế độ ăn uống không đảm bảo

Chế độ sinh hoạt và ăn uống không phù hợp như thường xuyên sử dụng đồ chua, cay, nóng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm,… cũng là căn nguyên dẫn tới rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, cụ thể là đau dạ dày;

2.4. Lạm dụng bia rượu, chất kích thích và đồ uống có cồn

Rượu bia chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Trong rượu chứa những chất gây hại cho niêm mạc dạ dày, tạo nên các vết loét và nếu để lâu ngày sẽ gây các biến chứng như chảy máu, thậm chí là thủng dạ dày;

2.5. Do áp lực, stress

Sức khỏe tinh thần cũng có góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe thể chất. Nếu một người bị căng thẳng lâu ngày sẽ kích thích co bóp dạ dày và tăng nhu động ruột, từ đó làm bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây nên các cơn đau dạ dày là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đau dạ dày

3. Cách chẩn đoán bệnh đau dạ dày để chữa trị kịp thời

Để chẩn đoán bệnh đau dạ dày, ban đầu bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi cho người bệnh về vị trí, mức độ cơn đau,… để nắm rõ tình trạng bệnh lý hiện tại.

Sau đó, để có thể đưa ra kết luận chính xác và phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân,  bác sĩ sẽ quyết định sử dụng các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng tùy theo từng trường hợp, như:

Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm nước tiểu

– Siêu âm bụng

– Chụp X quang bụng

– Chụp CT, cộng hưởng từ,

Nội soi dạ dày thực quản.

Sau khi xác định được nguyên nhân chính xác gây đau dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể cũng như thể trạng của người bệnh.

4. Khi nào người bệnh cần thăm khám

Người bệnh cần chú ý theo dõi sát sao tình trạng bệnh cùng những triệu chứng đi kèm và nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng, người bệnh đối không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị đau dạ dày mà không có sự tư vấn hay hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều lượng, có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.

Khi nào người bệnh cần thăm khám

Người bệnh cần chú ý theo dõi sát sao tình trạng bệnh cùng những triệu chứng đi kèm và nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám sớm

Lời khuyên của bác sĩ  là sau  khi có 1 trong các dấu hiệu đau dạ dày nêu trên, người bệnh cần chủ động đi khám để được chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh và điều trị kịp thời. Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh về dạ dày. Khám và điều trị bệnh đau dạ dày tại đây, người bệnh được thăm khám trực tiếp bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, điều trị dưới sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại cùng sự chăm sóc tận tình, chu đáo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital