Dấu hiệu cảnh báo bệnh xuất huyết tiêu hóa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Hằng

Bác sĩ Tiêu Hóa

Xuất huyết tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu tiêu hóa, xảy ra do những tổn thương bắt nguồn từ những bệnh lý liên quan đến dạ dày, thực quản. Thông qua các dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa dưới đây, chúng ta sẽ phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh xuất huyết tiêu hóa

  • Đau thượng vị

Khi bị xuất huyết dạ dày, biểu hiện đầu tiên là đau bụng dữ dội vùng thượng vị, sau đó đau lan xuống khắp vùng bụng, bụng cứng lên. Cơn đau khiến bệnh nhân rất khó chịu.

Đau thượng vị là dấu hiệu đầu tiên thường gặp khi bị xuất huyết tiêu hóa

Đau thượng vị là dấu hiệu đầu tiên thường gặp khi bị xuất huyết tiêu hóa

  • Nôn ra máu

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ có triệu chứng nôn ra máu với số lượng ít hoặc nhiều. Máu đóng cục hoặc có màu sẫm. Khi nôn có máu lẫn trong thức ăn và dịch nhầy loãng.

  • Đại tiện phân đen

Người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa sẽ có biểu hiện đi ngoài phân đen, có mùi hôi thối, phân sệt lỏng kèm theo chân tay lạnh, vã mồ hôi, nổi da gà, thở nhanh, sốt nhẹ…

Người bệnh xuất huyết tiêu hóa còn có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen

Người bệnh xuất huyết tiêu hóa còn có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen

Xuất huyết tiêu hóa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh mất máu nặng gây nguy hiểm tới tính mạng. Đặc biệt, người có tiền sử bị tim mạch khi thiếu máu sẽ dễ nhồi máu cơ tim; người bệnh thiểu năng tuần hoàn não sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, nhũn não…

Cách khắc phục khi bị xuất huyết tiêu hóa

Khi thấy những triệu chứng không ổn về sức khỏe, người bệnh cần đi khám và tiến hành nội soi tiêu hóa để chẩn đoán chính xác bệnh.

Căn cứ vào tình trạng bệnh, mức độ nặng – nhẹ của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Trong trường hợp bị ngất xỉu do mất máu tại nhà cần đặt người bệnh lên giường và sau đó gọi cấp cứu để truyền dịch kịp thời, nhằm cải thiện tình trạng mất máu, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để phòng xuất huyết tiêu hóa tái phát người bệnh không uống rượu bia và hút thuốc, không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày. Nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả; cần dùng thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp

Người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp

Đặc biệt, cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả.

Chuyên khoa Tiêu hóa – bệnh viện Thu Cúc là nơi hội tụ đội ngũ các bác sĩ lâu năm giàu kinh nghiệm, cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến sẽ giúp chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital